Tham gia các hiệp hội xuất nhập khẩu nhằm tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giảm thiểu chi phí giúp giảm giá thành sản phẩm do phí vận chuyển từng lô hàng lẻ cao hơn hẳn so với vận chuyển cả một chuyến hàng lớn.
3.3.4. Tập chung, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại của nguồn nhân lực hiện tại, nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng phần mềm khai hải quan và nâng cao hiệu quả, công ty cần chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
Thứ nhất, đào tạo nhân viên một cách bài bản: Kết hợp đào tạo vừa học vừa làm có sự hướng dẫn của những nhân viên trong công ty, đào tạo nhân viên mới theo các lớp sau giờ làm việc
Thứ hai, hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu:
Đối với một doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu thì đội ngũ cán bộ công nhân viên văn phòng phải có trình độ chuyên môn về xuất khẩu, kinh doanh và kí kết thực hiện hợp đồng ngoại thương. Đó là điều kiện để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Để theo kịp với sự phát triển của thị
trường, sự đa dạng của hoạt động thương mại, xuất khẩu hàng hóa, sự thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước, nhân viên hoạt động trong ngành nghề xuất khẩu cần phải luôn tự cập nhật, tự nâng tầm hiểu biết và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cần:
- Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn để cập nhật những thay đổi trong khai hải quan trên VNACCS/VCIS, giá tính thuế, mã số hàng hóa v.v... cho nhân viên trong đơn vị.
- Khuyến khích cán bộ, nhân viên đã có trình độ đại học, học bằng 2 các chuyên ngành mà ngành hải quan cần như kế toán, tài chính, ngoại ngữ, CNTT và đào tạo sau đại học.
- Khuyến khích nhân viên học tập ngoại ngữ, tin học ngoài giờ.
- Ngoài ra cần thường xuyên cử nhân viên sang các Chi cục, đánh giá quá trình thực hiện tham gia hệ thống VNACCS/VCIS, thực hiện pháp luật Hải quan như thế nào để có phương án chiến lược kịp thời.
Thứ ba, ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động có khả năng chuyên môn tốt và ham học hỏi, đáp ứng được yêu cầu công việc. Làm được điều đó sẽ tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để mỗi cán bộ luôn phải tự học tập, không lơ là việc trao dồi, làm giàu kiến thức, trình độ cho mình.
Thứ tư, công ty cần bố trí, sắp xếp nhân viên thật hợp lý để luôn đảm bảo đúng người đúng việc, mỗi người luôn đảm bảo thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình.
Công ty cần có sự bố trí, sắp xếp các nhân viên thực hiện việc khai báo cho các lô hàng sao cho đúng người đúng việc. Công ty nên có sự phân công
chuyên môn cho từng nhân viên trong phòng như: bố trí nhân viên phân nhóm nhà cung cấp, khách hàng để giao cho các nhân viên quản lý và giao dịch với từng nhóm, tránh trường hợp khai báo trùng. Đồng thời, có sự bố trí riêng nhân viên hiện trường thực hiện các giao dịch với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc xin cấp giấy phép hàng hóa và các giấy chứng nhận có liên quan đến từng loại mặt hàng. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện TTHQ, các nhân viên vẫn phải chủ động hỗ trợ, hợp tác với nhau để có thể hoàn thành nhiệm vụ công việc một cách tốt nhất.
Thứ năm, công ty cần có những chính sách để khuyến khích tinh thần làm việc hăng say, chủ động, sáng tạo của nhân viên.
Công ty cần trả mức lương tương xứng với năng lực của từng nhân viên, có những chính sách khen thưởng hợp lý, tạo môi trường làm việc năng động, sạch sẽ tạo điều kiện cho nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình cũng như để giữ lại những nhân tài giúp công ty ngày càng lớn mạnh, tăng năng lực cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.
Đối với nhân viên XNK, việc có một môi trường làm việc tốt với một mức lương tương xứng sẽ giúp nhân viên chủ động hơn trong công việc, phát huy hết khả năng cũng như làm việc hăng say hơn, tích cực hơn, giúp giảm thiểu những sai sót không đáng có trong quá trình làm TTHQ, tạo cơ hội cho quá trình làm TTHQ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3.3.5. Kiến nghị đối với chi cục quan Hải quan
Cần tổ chức đào tạo nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ hải quan để cán bộ hải quan có thể hướng dẫn các công ty thực hiện quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh nhất. Đồng thời cần xây dựng lực lượng cán bộ hải quan trong sạch, vững mạnh, nâng cao tư tưởng chính trị và
dục truyền thống, giáo dục ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm với công tác hải quan một cách thường xuyên hơn và phải được lồng ghép vào công việc chuyên môn; làm cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan nhận thức đầy đủ và nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, dũng cảm đấu tranh với sai phạm, tiêu cực phát sinh trong công việc hàng ngày. Có thể thực hiện quy trình thủ tục hải quan của doanh nghiệp mới nhanh và đảm bảo tính công bằng.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn, giải thích cho các doanh nghiệp về các văn bản, nghị định, chính sách mới về quy chế mặt hàng, quy định quản lý hàng hóa nhập khẩu.
- Công khai các chính sách pháp luật liên quan đến Hải quan để cập nhập và cung cấp thông tin cho các nhân viên Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách và hiện đại hóa Hải quan.
- Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp hơn nữa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, hoàn thiện việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan.
3.3.6. Đối với các cơ quan chuyên ngành
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì nhà nước phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước cần hoạch định chính sách kinh tế rõ ràng minh bạch, phù hợp với thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và các thông lệ, tập quán quốc tế. Các chính sách như tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, lãi suất cần được áp dụng linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Văn bản thông tư còn chưa thống nhất giữa các bộ ngành, còn chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp đòi hỏi các bộ ngành liên quan phải có
sự phối hợp chặt chẽ. Mỗi bộ ngành nắm giữ một nhiệm vụ riêng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có sự phối hợp hài hòa với nhau. Việc kết hợp giữa các ban ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua khâu kiểm tra, giám định, xác định hàng hóa giúp giảm thiểu thời gian làm thủ tục hải quan. Thúc đẩy công tác xuất khẩu hàng hóa, góp phần tạo đà cho sự phát triển của đất nước.
3.3.7. Hoàn thiện khả năng kết nối, đồng bộ giữa Cơ quan Hải quan, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp
Hệ thống VNACCS/VCIS rất hiện đại và mới, nên mặc dù trước đó, ngành Hải quan đã có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng như tổ chức đào tạo, tập huấn, vận hành thử, trả lời vướng mắc,… cho doanh nghiệp và cán bộ, công chức hải quan nhưng vẫn khó tránh khỏi vướng mắc phát sinh do người sử dụng mới làm quen và chưa sử dụng thành thạo các chức năng của Hệ thống.
Để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng hệ thống thông quan VNACCS/VCIS, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ ba phía Cơ quan Hải quan - Hệ thống ngân hàng – Doanh nghiệp.
Ngành Hải quan nên thực hiện cơ chế báo cáo hàng ngày (qua e-mail) và xử lý nhanh những vướng mắc phát sinh của các đơn vị mới triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS thông qua bộ phận thường trực.
Ngoài ra, ngành Hải quan nên tổ chức nhiều buổi giao lưu trực tuyến trên Báo Hải quan, trả lời vướng mắc, phát sinh trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Ngành nên thành lập một bộ máy hỗ trợ doanh nghiệp và cả cán bộ, công chức hải quan từ Trung ương đến địa phương. Tại Tổng cục
Hải quan có bộ phận hỗ trợ người sử dụng trực thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đều thành lập Nhóm hỗ trợ người sử dụng với thành phần là những cán bộ có kinh nghiệm về nghiệp vụ và công nghệ thông tin.
Đặc biệt, 17 ngân hàng thương mại đã ký thỏa thuận phối hợp thu NSNN với Tổng cục Hải quan nên xem xét lại hệ thống thu nộp thuế. Nhất là khi tiền thuế của doanh nghiệp đã nộp nhưng tiền lại chưa chuyển vào tài khoản của Kho bạc. Điều này làm khó khăn cho doanh nghiệp khi làm thủ tục giải phóng hàng và làm doanh nghiệp vừa mất thêm thời gian, vừa mất thêm chi phí lưu kho bãi.
Với nhận thức VNACCS/VCIS là Hệ thống nghiệp vụ cốt lõi, được triển khai diện rộng và vận hành 24/7 online trên phạm vi toàn quốc, sức ảnh hưởng là rớt lớn, từ khi triển khai chính thức đến nay, toàn ngành Hải quan đã cố gắng nỗ lực trong việc thực hiện giám sát, xử lý kịp thời các sự cố phát sinh, đảm bảo hệ thống luôn vận hành ổn định, an ninh, an toàn.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực, tác giả đề tài đã tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế, hiểu rõ được quy trình nghiệp vụ đã được học trong nhà trường, đặc biệt là quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng mặt hàng gỗ xuất khẩu.
Tuy là một công ty nhỏ trong hoạt động xuất khẩu nhưng kết quả công ty đạt được là rất đáng ghi nhận và tự hào.
Đề tài “Thủ tục Hải quan đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu tại công ty TNHH Tiếp Vận Thực-chi nhánh Hà Nội” đã :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gỗ xuất khẩu kinh tại các doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng thực hiện hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh qua đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực - Chi nhánh
Hà Nội nhằm chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất 7 giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh qua đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực - Chi nhánh Hà Nội .
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua của Trường Học viện Tài chính, thầy cô giáo chuyên ngành Hải quan và kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Khoa Thuế và Hải quan, đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình từ giáo viên hướng dẫn thực tập của tôi – Thầy Vũ Duy Nguyên và anh Đào Văn Kiên – Phó Giám đốc công ty TNHH Tiếp Vận Thực cùng các cán bộ công ty đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Tiếp Vận Thực đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, trang bị cho tôi những thông tin quý báu, những nhận xét bổ ích để tôi hoàn thiện luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Doãn Kế Bôn và PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền (chủ biên) (2009), “Giáo trình khoa học hàng hóa”, Nhà xuất bản tài chính.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2018 , thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành .
3. Bộ tài chính, 2015, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Bộ tài chính, 2020 , Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Chính phủ , 2015, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền (chủ biên) (2019), “Giáo trình Kiểm tra, giám sát hải quan”, Nhà xuất bản tài chính.
7. PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền (chủ biên) (2017), “Giáo trình Hải quan cơ bản”, Nhà xuất bản tài chính.
8. Quốc hội,2014 , Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13
9. Quốc hội , 2014 ,Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
11. Tổng cục hải quan,2015, Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
12. Tổng cục Hải quan, 2019, Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2019 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan.
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Duy Nguyên
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Mai Ngọc Sỹ
Lớp: CQ55/05.05
Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gỗ xuất khẩu tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực – Chi nhánh Hà Nội
Nội dung nhận xét:
1.Về tinh thần thái độ của sinh viên:
………
………
………
………
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn ………
………
………
………
………
Hà Nội, ngày…..tháng….. năm 20.. Người nhận xét
( Ký tên)
- Điểm – Bằng số - Bằng chữ
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Họ và tên người phản biện: ………
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Mai Ngọc Sỹ Lớp: CQ55/05.05 Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gỗ xuất khẩu tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực – Chi nhánh Hà Nội Nội dung nhận xét: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hà Nội, ngày…..tháng….. năm 2021
Người nhận xét ( Ký tên)
- Điểm – Bằng số - Bằng chữ