Đứng trước thời kỳ nền kinh tế mở như hiện nay, nhà nước ta khuyến khích lưu thông hàng hoá quốc tế nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước vận hội đó, ngành giao nhận phát triển ngày càng mạnh đặc biệt là đối với vận chuyển - cầu nối lưu thông giữa các quốc gia. Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty vận tải và các hãng giao nhận vận tải làm cho thị trường ngày càng sôi động. Hiện nay các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa đủ khả năng để kinh doanh vận chuyển hàng hoá cạnh tranh trên trường quốc tế. Mặt khác hệ thống cơ sở vật chất của ngành vẫn còn rất yếu và thiếu nhiều chưa có tính cạnh tranh. Có thể thấy, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 20% số doanh nghiệp logistics nhưng lại chiếm tới 80% thị trường, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, các công ty liên doanh có được lợi thế về thương mại, tài chính, công nghệ làm công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, nhưng vẫn có hạn chế về môi trường kinh doanh, thiếu sự hiểu biết về thị trường. Các công ty tư nhân tuy quy mô còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao nhưng thường rất năng động với bộ máy gọn nhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo. Vì thế,
vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các công ty logistics tại Việt Nam, bao gồm cả Real Logistics.
Thứ nhất, trong xu thế toàn cầu hóa như ngày nay, cạnh tranh trên thị trường ngày gay gắt, do đó nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp là luôn luôn phải giữ được những khách hàng truyền thống, đồng thời phải tích cực trong công tác thu hút thêm những khách hàng mới.
Thứ hai, mở rộng thị trường là hình thức làm tăng thêm khách hàng cho công ty và tạo nên tên tuổi, chỗ đứng cho công ty trên các thị trường. Thông qua đó, danh tiếng của công ty sẽ được biết đến nhiều hơn, rộng rãi hơn. Hiện nay, công ty đã có một thị trường khách hàng rộng lớn. Chính vì thế, công ty cần phải duy trì lượng tiêu thụ tốt sản phẩm trên các thị trường này đồng thời cần phải mở rộng thị trường sang các khu vực khác có liên quan.Công ty có định hướng để đẩy mạnh công tác xúc tiến, marketing để giữ khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới. Công ty sẽ đẩy mạnh công tác thị trường, phát triển mạng lưới thông tin để có được những thông tin cần thiết về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, về tình hình biến động của thị trường xuất nhập khẩu, về chủ trương, chính sách của Chính phủ liên quan.
Thứ ba, trong lĩnh vực xuất khẩu, công ty luôn chú ý quan tâm đến trình độ nghiệp vụ trong hoạt động xuất khẩu và những yếu tố khác có liên quan. Công tác này bao gồm:
Mở rộng các hình thức và nội dung đào tạo, mở rộng đối tượng đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ tin học ngoại ngữ. Củng cố tăng cường đầy đủ nguồn nhân lực có trình độ, đủ khả năng đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo; Chủ động tiếp cận lượng kiến thức về Hải quan chắc chắn, nắm bắt và phát triển để đẩy mạnh
hoạt động của Công ty, tránh tình trạng trì trệ, trì hoãn do thiếu chuyên nghiệp.
Thứ tư, đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm giao hàng. Những việc làm này tạo ra tâm lý thoải mái, tin tưởng cho khách hàng khi làm việc với công ty. Từ đó, có thể nâng cao niềm tin, uy tín, hình ảnh của công ty với khách hàng - đây là một trong những yếu tố nhằm giữ khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng mới cho công ty.
Thứ năm, nghiên cứu các sản phẩm mới trong lĩnh vực lâm sản bao gồm cả nguyên liệu (gỗ băm-wood chips xuất tàu rời) và gỗ thành phẩm hoàn thiện chất lượng cao (ván sàn, gỗ ghép thanh) và nghiên cứu các sản phẩm khác và tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng ở nhiều các nước khác để mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận các nền văn hóa mới của các nước bạn từ đó có thể tạo nên nhiều mối quan hệ đa dạng, phong phú của công ty.