xuất khẩu tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực – Chi nhánh Hà Nội
Liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, công ty chủ yếu làm về hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh.
Địa điểm thực hiện: Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội là địa điểm Tiếp Vận Thực lựa chọn nhiều nhất để làm thủ tục hải quan cho các đơn hàng xuất khẩu của mình. Cảng cạn ICD tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động làm thủ tục hải quan. Thay vì phải ra tận cảng Hải Phòng để làm thủ tục, doanh nghiệp giờ đây có thể chọn cho mình những điểm làm thủ tục hải quan gần và thuận tiện hơn, giảm thiểu chi phí, công sức, thời gian, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống VNACCS/VCIS đối với hàng xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục hải quan. Nó ảnh hưởng đến cả quá trình thông quan, thời gian thông quan, cũng như chi phí làm thủ tục hải quan. Làm thủ tục hải quan muốn thuận lợi, thông quan hàng hóa muốn nhanh chóng thì phải chuẩn bị tốt các chứng từ
Thủ tục hải quan hàng gỗ xuất khẩu được chia thành 2 loại là: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, về thủ tục được thực hiện theo các hình thức như dưới đây.
a) Thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ tự nhiên:
Khi xuất khẩu các sản phẩm đồ nội thất gỗ như: bàn, ghế, giường tủ,… là những sản phẩm gỗ tự nhiên sau khi chế biến thì ngoài hồ sơ hải quan, các công ty cần phải trình thêm các hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định tại thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Hồ sơ gồm có:
+ Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước:
Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính nhà nước.
Bảng kê lâm sản được xác định của cơ quan kiểm lâm sở tại. + Nếu mua từ người nông dân:
Cần có bảng kê lâm sản được xác nhận của địa phương như: ủy ban nhân dân xã, phường.
+ Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài:
Đồ gỗ tự nhiên có nguồn gốc được nhập khẩu từ nước ngoài, sau khi sản xuất gia công thành các món đồ như: bàn, ghế, tủ,… được xuất khẩu những mặt hàng này, chúng ta cần nộp tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
+ Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ tự nhiên:
Tờ khai hải quan nhập khẩu
Bản kê lâm sản.
Hóa đơn thương mại (Invoice).
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list).
Hợp đồng (contract)
Vận đơn (Bill of lading)
Chứng nhận phun trùng (Fumigation).
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) nếu có b) Thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ công nghiệp:
Đối với mặt hàng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp như: MCF, MDF, … thì thủ tục xuất khẩu cũng như xuất khẩu hàng hóa thông thường được quy định theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Với mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu hàng hóa.
+ Chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu gỗ công nghiệp:
Invoice (hóa đơn thương mại)
Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
Contract (hợp đồng)
Bill of Lading (vận đơn)
Fumigation (chứng thư phun trùng)
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) nếu có
Bước 2: Khai hải quan điện tử trên phần mềm ECUS5/VNACCS
Việc khai báo hải quan đã được đơn giản hóa, thuận tiện và chính xác hơn rất nhiều với sự ra đời của phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS/VNACCS. Trải qua 5 phiên bản, cùng với sự theo dõi, đóng góp chặt chẽ từ các ban ngành, cơ quan có liên quan đến hải quan, phần mềm ngày càng được hoàn thiện, đóng góp lớn vào hoạt động khai báo và làm thủ tục hải quan. Phiên bản hiện nay đang được sử dụng là ECUS 5. Doanh nghiệp ngày nay chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng có cài đặt phần mềm ECUS5/VNACCS là có thể tiến hành khai báo hải quan. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp sẽ sử dụng chữ kí điện tử thay vì chữ kí tay và đóng dấu để truyền tờ khai hải quan. Trước tiên, để khai báo hải quan điện tử trên ECUS Công ty TNHH Tiếp Vận Thực cần khai báo thông tin đơn vị mình trên phần mềm. Sau khi khai báo, công ty sẽ tiến hành lựa chọn mục Khai hải quan xuất khẩu (EDA) trên phần mềm để tiến hành nhập liệu các thông tin của tờ khai. Có rất nhiều trường thông tin cần được khai báo trên tờ khai (khoảng trên 100 mục), được chia làm 3 mục chính: thông tin chung, thông tin doanh nghiệp và thông tin hàng hóa. Để khai báo được đầy đủ và chính xác các trường thông tin này, doanh nghiệp cần phải đọc hướng dẫn của từng mục, kết hợp với các thông tin trên Hợp đồng (sales contract), Hóa đơn (Commercial or non-commercial invoice), Phiếu đóng gói (Packing list), Booking note và có thể có một số chứng từ khác nữa. Đặc biệt lưu ý thông tin hàng hóa (HS code, xuất xứ, biểu thuế) vì đó là những thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới trị giá tính thuế và thường được hải quan kiểm tra kỹ. Các lô hàng của Tiếp Vận Thực thường được đóng vào container và là hàng nguyên container, do đó khi khai báo thường phải đính kèm danh sách container kèm theo số chì. ECUS5 cho phép đính kèm các file excel về một số thông tin cần thiết kèm theo tờ khai hải quan điện tử.
Ngoài ra, vì khai báo tại chi cục hải quan Bắc Hà Nội nên Tiếp Vận Thực cũng phải đính kèm thêm cả công văn xin chuyển khẩu từ Bắc Hà Nội sang cảng Hải Phòng – nơi hàng hóa sẽ đƣợc xuất đi. Hiện nay Thông tư 38 không còn bắt buộc doanh nghiệp phải nộp công văn xin chuyển khẩu, tuy nhiên vì Thông tư mới ra đời, còn chưa thống nhất ở tất cả các chi cục và đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị công văn theo như quy định cũ. Sau khi nhập toàn bộ các trường thông tin và đính kèm các tệp cần thiết, người khai nhấn vào nút “Ghi” để lưu lại toàn bộ thông tin đã được khai báo.
Sau khi đăng kí đầy đủ thông tin, người khai tiến hành gửi thông tin tờ khai đến hệ thống VNACCS để nhận phản hồi liên quan đến thông tin doanh nghiệp và thông tin thuế trên màn hình đăng kí tờ khai. Người khai tiến hành kiểm tra các thông tin do hệ thống tính toán và tự động xuất ra, nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng kí tờ khai. Trong trường hợp phát hiện ra những thông tin chưa chính xác, người khai quay lại phần khai thông tin và sửa lại cho đúng rồi thực hiện lại các bước như trên. Sau khi gửi lại hệ thống, nếu không xảy ra trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng kí tờ khai, tờ khai sẽ được đăng kí, và hệ thống sẽ tự động phân luồng (xanh, vàng đỏ) cho tờ khai.
Sau khi tờ khai Hải quan được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ vào đó và phân luồng. Lúc này sẽ có 3 trường hợp: Luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. Và tùy theo đó mà đơn vị khai chuẩn bị hồ sơ cũng như các bước thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu khác nhau.
Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử: Kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định của pháp luật.
Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hoá.
- Kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá
- Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi phạm thì kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về lô hàng đó.
- Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng còn nếu thấy vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về mức độ vi phạm của lô hàng đó. Kiểm tra thực tế hàng hóa: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa,ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: công chức hải quan trực tiếp thực hiện, bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, bằng các biện pháp nghiệp vụ khác...Tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ kiểm tra thực tế của từng lô hàng hóa nhập khẩu là khác nhau.
Đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu việc đăng kí tờ khai và nhận phân luồng thì tờ khai hầu như không bao giờ được phân vào luồng xanh. Luồng đỏ thường gặp đối với những doanh nghiệp mới hoạt động hoặc với những doanh nghiệp có tiền lệ xấu trong việc chấp hành khai báo hải quan và nộp thuế. Các lô hàng gỗ xuất khẩu của Tiếp Vận Thực thường rơi vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Các công việc cần làm khi Công ty nhận được kết quả phân luồng vàng và luồng đỏ đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu.
Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa:
- Mặt hàng gỗ thường được xếp vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Đối với luồng vàng, doanh nghiệp phải nộp chi tiết hồ sơ để hải quan kiểm tra. Đối với
luồng đỏ, doanh nghiệp được yêu cầu kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ:
Tất cả các tờ khai hải quan đều được gửi tới hệ thống quản lý hải quan thông minh VCIS của Tổng cục hải quan. Tờ khai này là cơ sở để Hải quan đối chiếu với bộ hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nộp để kiểm tra. Với việc thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan, bộ hồ sơ hải quan hiện nay đã được đơn giản hóa, chỉ xoay quanh một chứng từ bắt buộc duy nhất là tờ khai hải quan. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có thêm Chứng nhận của kiểm lâm (do đặc trưng của ngành hàng: xác nhận gỗ nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không thuộc danh mục Nhà nước cấm). Bộ hồ sơ để kiểm tra chi tiết bao gồm: Phiếu tiếp nhận khai báo hải quan (gồm các danh mục chứng từ để kiểm tra), Tờ khai hải quan (doanh nghiệp tải trên hệ thống về và in ra để cho vào bộ hộ sơ), Giấy chứng nhận của kiểm lâm, Giấy ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền cho một đơn vị khác khai báo hải quan). Ngoài ra, trên hệ thống cũng đính kèm thêm thông tin về container, Công văn xin chuyển khẩu. Người khai mang bộ hồ sơ tới Hải quan kiểm tra hồ sơ, nhận phân công và nộp bộ hồ sơ cho cán bộ công chức được phân công xử lý tờ khai. Nếu bộ hồ sơ không có vấn đề gì, cán bộ xử lý tờ khai sẽ nhập trên hệ thống “hoàn thành kiểm tra hồ sơ”. Trong trường hợp có những thông tin chưa chính xác, cần sửa đổi, bổ sung hoặc lược bớt, cán bộ xử lý tờ khai sẽ phản hồi lại với doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn, sau đó, in lại tờ khai và nộp lại hồ sơ để tiến hành kiểm tra lại như trên.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa:
Đối với tờ khai bị phân vào luồng đỏ, sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ, còn phải trải qua bước kiểm tra thực tế hàng hóa. Địa điểm, hình thức, mức độ kiểm hóa hàng hóa sẽ được phản hồi trên hệ thống.
Dựa trên thông tin được phản hồi từ hệ thống, doanh nghiệp đưa container đã đóng hàng vào khu vực kiểm hóa quy định của hải quan để kiểm tra hàng hóa. Sau khi hàng hóa được kiểm hóa xong, cán bộ kiểm hóa sẽ thông báo thông tin kiểm hóa thực tế trên hệ thống. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần sửa đổi, doanh nghiệp tiến hành sửa đổi trên hệ thống theo yêu cầu. Sau đó, cán bộ hải quan sẽ nhập “hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa”.
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn khi tương tác thực hiện thủ tục với công chức hải quan, ví dụ:
- Mặt hàng lâm sản thường xuyên bị kiểm hóa
- Nhiều trường hợp xuất khẩu mặt hàng gỗ bị Hải quan tham vấn giá và kiểm tra sau thông quan
- Thiếu giấy tờ về kiểm định của ban ngành.
Với sự thay đổi thường xuyên của các Văn bản pháp luật liên quan thì đội ngũ nhân viên của Công ty luôn cố gắng cập nhật thông tin nhanh nhất để hạn chế các sai sót trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, và để tiết kiệm các chi phí phát sinh khi bị tham vấn giá và vận chuyển hàng hóa kiểm hóa …, tiết kiệm được lượng thời gian thông quan cho hàng hóa.
Mặt hàng gỗ xuất khẩu là một mặt hàng đặc thù. Chính vì vậy, công ty luôn đề cao sự cẩn trọng trong từng khâu thực hiện thủ tục hải quan.
Nếu quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử và kiểm tra thực tế hàng hóa không phát hiện sai sót, việc thực hiện thủ tục hải quan được thực hiện sang bước tiếp theo.
Bước 4: Đóng thuế, phí, lệ phí và nhận thông quan:
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa (nếu hàng hóa phân vào luồng vàng và luồng đỏ), doanh nghiệp cần phải hoàn
thành nghĩa vụ đóng thuế và các phí, lệ phí khác để được thông quan cho hàng hóa. Tại Tiếp Vận Thực, hai trong ba sản phẩm chủ lực của Công ty là Gỗ ép không chịu thuế xuất khẩu, chỉ riêng Gỗ ván lạng (nguyên liệu thô hơn) phải chịu thuế 5%. Đối với các mặt hàng phải chịu thuế, Tiếp Vận Thực thường chọn phương thức đóng thuế ngay (chuyển khoản qua các nhân hàng hoặc nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan). Sau khi nộp thuế theo thông báo từ hệ thống, doanh nghiệp sẽ nhận được phản hồi đã nộp thuế và sẽ được thông quan. Trong trường hợp hàng hóa không chịu thuế, chỉ cần thực hiện xong bước kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa, hệ thống sẽ tự động thông quan cho tờ khai. Bên cạnh thuế xuất khẩu, doanh nghiệp còn phải đóng thêm các phí làm thủ tục hải quan, phí kiểm hóa (nếu có) Quy trình làm thủ tục hải quan tại Bắc Hà Nội đã được hoàn thành sau 4 bước như trên.
Tuy nhiên có một chú ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu, đó là việc nhập hàng vào bãi container tại cảng Hải Phòng, bởi vì cảng làm thủ tục hải quan và cảng xuất hàng là hai cảng khác nhau. Đơn vị vận tải được ủy quyền cần đem tờ khai đã thông quan tới cảng Hải Phòng trình Hải quan giám sát tại cảng. Hải quan giám sát sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai, kiểm tra thông tin container, so sánh, đối chiếu với dữ liệu trên hệ thống, sau đó đóng dấu giám sát lên tờ khai, cho phép hàng nhập kho tại cảng.
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu tại công ty là công việc quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, do đó công việc này