DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XNK TRUNG MỸ 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tớ

Một phần của tài liệu 172 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG mỹ (Trang 73 - 79)

4. Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và

DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XNK TRUNG MỸ 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tớ

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

3.1.1.2. Tổng quan về nền kinh tế

Trong giai đoạn 2019 – 2020, nền kinh tế Việt Nam đã đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng “bức tranh” nền kinh tế Việt Nam mở ra với những “gam màu sáng” nhờ những nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,91% với mức tăng trưởng dương, thuộc nhóm tốt nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và quốc tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều trắc trở và khó khăn. Về tình hình tinh tế thế giới, có thể thấy cũng bị nhiều tác động như Mỹ - một cường quốc hùng mạnh có nền kinh tế đứng đầu thế giới vậy mà trong năm 2020 cũng phải hứng chịu nhiều tác động do COVID – 19 khiến nền kinh tế tăng trưởng âm, nợ công, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Các nước khu vực Châu Âu vốn dĩ đã suy giảm nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 khiến nền kinh tế Châu Âu tiếp tục suy giảm, tăng trưởng âm. Bên cạnh đó thì tại khu vực Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản thì nền kinh tế đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Sau những ảnh hưởng nặng nề từ nửa cuối năm 2019 do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch bệnh, kinh tế Nhật Bản phục hổi trong Quý 3/2020. Tuy nhiên làn sóng COVID lần nữa bùng nổ vào cuối năm 2020 đã đặt thách thức lớn lên kinh tế của Nhật Bản. Thông qua những đánh giá chung như vậy có thể thấy nền kinh tế của các khu vực trên toàn thế giới đã hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID – 19. Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm, lạm phát được duy trì trong mức mục tiêu, dưới 4%.

trưởng này đạt cao hơn mức tăng trưởng của giai đoạn 2011 – 2017. Trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tuy nhiên đến năm 2020 lại gặp không ít khó khăn. Mặc dù trong năm 2020. dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất khẩu nhưng tính chung năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%. Theo Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa trong Quý 4 ước tính thặng dư 3,68 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trên tổng KNXK tăng (chiếm tới 72%) trong khi của khu vực trong nước lại giảm cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang tận dụng các cơ hội từ các hiệp định FTA tốt hơn so với khu vực trong nước đồng thời cũng thích ứng tốt hơn trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh. So với các năm trước có thể thấy Việt Nam chưa có nhiều tiến triển trong việc đa dạng hóa thị trường thương mại. Thương mại quốc tế vẫn chủ yếu thuộc về khu vực FDI. Và cũng do dịch bệnh dẫn đến ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp. Về cân đối ngân sách thì tình hình thu ngân sách giảm, việc thu ngân sách không đảm bảo tiến độ dự án. Về cơ bản thì bội chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi Quốc hội cho phép. Mặc dù Chính phủ đang cố gắng tăng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều vào đầu tư công trong năm sau vì thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam diễn ra liên tục trong nhiều năm qua và năm nay có thể thâm hụt nhiều hơn nữa. Trước bối cảnh nền kinh tế khó khăn như vậy, trong khi GDP chỉ tăng trưởng ở mức 2,91% mà mức cung tiền tăng trưởng 12,9%. Điều này thể hiện rằng: một phần tăng trưởng tín dụng là nhờ vào nhờ việc cơ cấu gia hạn/đảo nợ đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được đúng hạn, cho thấy việc gia tăng lượng cung tiền không chất lượng và gặp đầy rủi ro.

việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD (tăng 7.6% so 2018), lần đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử, với giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục mới đạt 9.94 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước năm qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên tới 17.7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4.2%). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được giữ khá ổn định trong năm qua; thị trường chứng khoán tiếp tục là kênh huy động vốn hiệu quả với tổng mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu niêm yết đạt 4.38 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước, tương đương 73% GDP 2019. Về cơ cấu nền kinh tế, ăm 2019 đã đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang cô ng nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Như năm 2019, xuất siêu đạt mức kỷ lục 9.94 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 38.02 tỷ USD - là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, bội chi ngân sách thấp, lạm phát dưới 3%. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 4%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.01%, đóng góp 4.6% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.9%, đóng góp 50.4%; khu vực dịch vụ tăng 7.3%, đóng góp 45%. Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.23%, tích lũy tài sản tăng 7.91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6.71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8.35%

Nhìn chung, trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ sự vững vàng và hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao và các cân đối vĩ mô được giữ vững. Kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh thế giới như vậy, vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này cũng có những điểm sáng như nền kinh tế tăng trưởng dương, Chính phủ kiểm soát

doanh ổn định, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với không ít khó khăn như Sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021; dẫn đến gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn trong đó ngành công nghiệp tăng trưởng chậm. Cân đối ngân sách khó khăn khiến nền kinh tê Việt Nam gặp nhiều rủi ro trong nội tại. Đặc biệt, đối với hoạt động của một số tổ chức tín dụng chưa thật an toàn bởi sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương. Bên cạnh đó thì hiện nay nền kinh tế Việt nam vẫn phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội không đạt dẫn đến hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề . Việc Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Nhiều ngành, sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp, chưa gắn được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

3.1.1.2. Tổng quan về ngành nhựa

Có thể thấy, chất dẻo hay còn gọi là nhựa được dùng làm nguyên liệu sản xuất cho nhiều vật liệu, đóng góp vào vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của người tiêu dùng cũng như phục vụ sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tại thị trường Việt Nam, so với những ngành nghề lâu đời như cơ khí, điện, điện tử, dệt may, ... thì ngành công nghiệp nhựa vẫn còn khá mới và có nhiều dư địa để phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành Nhựa Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với mức tăng trung bình ngành hàng năm từ 16% - 18%/ năm bên cạnh đó thì cũng có những mặt hàng

được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng phát triển còn lớn, bởi ngành Nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Khảo sát thị trường trong nước cho thấy, sản phẩm nhựa do các DN Việt Nam sản xuất đã có mặt ở hầu hết các ngành và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói các loại, các vật dụng bằng nhựa dùng trong gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi…Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng ngày càng phổ biến; đặc biệt, trong một số lĩnh vực nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống như xây dựng, điện - điện tử… Nhìn chung, sản phẩm nhựa nội địa có sức cạnh tranh tương đối tốt với các công ty nước ngoài tại Việt Nam, cũng như các mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Những DN nhựa nội địa đã, đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các công ty nước ngoài để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Trong năm 2020, thị trường ngành nhựa có nhiều biến động cho đến nửa cuối năm thì thị trường có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Trong quý 2 năm 2020, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều nhà máy lớn trên thế giới phải đóng cửa dẫn đến nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt, giá hạt nhựa nguyên liệu vì vậy đã chạm đáy. Tuy nhiên xu hướng này không kéo dày vào quý 3 bởi khi đó thị trường trên thế giới đã có dấu hiệu phục hồi trong đó có Việt Nam. Cơ cấu sản xuất nguyên liệu nhựa toàn cầu có xu hướng dịch chuyển sang Châu Á vì hai khu vực chính là Châu Âu và Bắc Mỹ đang bão hòa khi đó thị trường Châu Á đang được kỳ vọng là khu vực có mức tăng trưởng nhanh trong tương lai. Tiềm năng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của khu vực Châu Á khá lớn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực đang ở mức cao

như: ô tô, điện tự - có nhu cầu sử dụng khá nhiều sản phẩm nhựa. Trước những lợi thế như vậy thì đây chính là cơ hội giúp ngành nhựa và các doanh nghiệp ngành nhựa phát triển. Tuy nhiên thì thị trường Việt Nam cũng phải đối diện với không ít khó khăn. Bởi năng lực sản xuất chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam còn hạn chế nên nguồn chất dẻo phục vụ nhu cầu sản xuất sản phẩm nhựa chủ yếu là từ nhập khẩu. Và Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ả rập xê út VÀ Hàn Quốc. Nguyên liệu Việt Nam nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng từ biến động giá nguyên liệu hóa thạch là dầu thô, từ sự biến động của tỷ giá hối đoái,... Đặc biệt, trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 mà giá nguyên liệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam nhìn chung vẫn tăng, khi xét về giá trị nhập khẩu nguyên liệu giảm mạnh so với cùng kỳ; nguyên nhân do giá giá nhập khẩu nguyên liệu nhựa giảm xuống mức thấp hơn bình quân 2019. Bên cạnh đó thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh, nguyên nhân là do Việt Nam có lợi thế về cạnh trạnh sản xuất như khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ do chính sách quản lý về môi trường chưa chặt chẽ, ngành tái chế rác nhựa ở Việt Nam tương đối phát triển. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ nhờ vậy đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam ta cũng cần phải đón đầu xu hướng về hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, bao bì một lần thay vào đó nghiên cứu sản xuất sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường – nhựa tự hủy. Có thể thấy, các doanh nghiệp ngành nhựa tại Việt Nam có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển nhưng cũng phải đối diện với không ít khó khăn cũng như thách thức.

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế và ngành nhựa như vậy thì việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH XNK Trung Mỹ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết., từ đó cho thấy rõ hơn sự tác động của nền kinh tế đến công ty TNHH XNK Trung Mỹ – công ty ngành nhưa. Thông qua

tiếp theo.

Một phần của tài liệu 172 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG mỹ (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w