1.2.3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn a. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ của mỗi doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khái quát công tác phân bổ, quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu suất sử dụng vốn có phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng vốn tốt hay không tốt, trọng điểm cần xem xét, quản lý nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN trong kỳ.
Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HsKD)
Trong đó:
SKD: Số dư bình quân vốn kinh doanh
(SKD1, SKD2, … là số dư vốn kinh doanh đầu các tháng, Sn là số dư vốn kinh doanh cuối tháng n)
(Sđk là số dư vốn kinh doanh đầu kỳ, Sck là số dư vốn kinh doanh cuối kỳ)
Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn
SVlđ: Số vòng quay vốn lưu động
b. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Về bản chất, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, bao gồm hàng tồn kho, các khoản phải thu,…Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục vận động qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định thì chu kỳ này sẽ diễn ra liên tục, thường xuyên và được gọi là kỳ luân chuyển vốn lưu động. Mà mỗi doanh nghiệp lại hoạt động trong mỗi một ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên quy trình, số vòng hay kỳ luân chuyển vốn lưu động khác nhau. Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng nhanh hay châm có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó cho biết doanh nghiệp bỏ ra một lượng vốn ít hơn thì có thể tạo ra kết quả như cùng với lượng vốn như vậy và nếu vòng quay vốn nhanh thì sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn hay không? Thực chất, việc vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm được gọi là tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản trị hiểu được thực trạng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình, từ đó cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp xác định được các nhân
tố ảnh hưởng như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, sự biến động của giá cả vật tư hay tỷ giá, trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất, ….
Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
(1). Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) Trong đó:
(S1, S2, … là số dư vốn lưu động đầu các tháng, Sn là số dư vốn lưu động cuối tháng n)
(Sđ là số dư vốn lưu dộng đầu kỳ; Sc là số dư vốn lưu động cuối kỳ) Tổng luân chuyển thuần (LCT) = DTTBH&CCDV + DT HĐTC + TNK
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại.
(2). Kỳ luân chuyển vốn lưu động (Klđ)
Kỳ luân chuyển vốn lưu động cho biết bình quân 1 vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Nếu kỳ luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại.
c. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Hàng tổn kho là vốn dự trữ hàng hóa cần thiết của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Vốn hàng hóa thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, vì vậy cần giới hạn mức mức dự trữ của
từng loại mặt hàng ở mức tối ưu. Bên cạnh đó, cũng cần phải thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển HTK để tìm biện pháp tăng được vòng quay góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
(1). Số vòng quay HTK:
Trong đó:
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ HTK quay được mấy vòng.
(2). Kỳ hạn tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày HTK bình quân trong kỳ. Nếu số vòng quay của HTK giảm, kỳ hạn HTK bình quân tăng tức tốc độ luân chuyển HTK chậm, dẫn đến các loại chi phí tăng, làm giảm khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, tức là rủi ro doanh nghiệp gặp phải gia tăng và ngược lại.
d. Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Vốn thanh toán hay thực chất là các khoản phải thu của doanh nghiệp đang tạm thời bị các bên liên quan chiếm dụng trong khâu thanh toán nhằm thực hiện được các mục tiêu mua và bán hàng hóa của mỗi bên nhưng chưa phải thanh toán ngay bằng tiền. Loại vốn này thường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên sự thay đổi của vốn thanh toán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vốn thanh toán phát sinh một cách tất yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp có chính sách tín dụng và giải pháp quản trị nợ phù hợp với từng đối tượng nợ.
(2). Kỳ thu hồi nợ bình quân:
Hệ số thu hồi nợ giảm, thời gian vốn bị chiếm dụng tăng tức là tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán giảm thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng.
1.2.3.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
Có thể thấy, khả năng sinh lời chính là động cơ kinh doanh cũng là tiền đề dể tạo động lực giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong muốn của hầu hết các chủ thể có gắn liền lợi ích với doanh nghiệp. Thực chất, khả năng sinh lời của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả của dòng vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư. Thông qua đó cũng cho biết năng lực tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn đã đầu tư vào kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất định.
Khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA).
(1). Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)
VKD
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ tạo ra bao nhiêu dồng lợi nhuận, không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh