1.2.1. Khái niệm về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là việc đánh giá khả năng sử dụng vốn kinh doanh của công ty nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình SXKD.
Việc đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các chủ thể quản lý có những nhìn nhận chung nhất về quy mô, cơ cấu nguồn vốn cũng như các chính sách tài chính và năng lực tài chính của doanh nghiệp qua đó có thể đưa ra các quyết định hiệu quả, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp từ đó đưa ra những định hướng cho DN trong tương lại nhằm nâng cao năng lực tài chính và tăng năng lực cạnh cạnh của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp để chú trọng vào hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ giúp doanh nghiệp hiểu về quá khứ - tình hình sử dụng vốn để dự tính cho tương lai. Cụ thể, giúp các chủ thể doanh nghiệp dễ dàng quản lý hơn, chỉ ra những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan để sử dụng vốn hiệu quả hơn, tiết kiệm vốn - giảm chi phí sử dụng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận. Và dựa trên cơ sở đó đưa ra các quyết định phù hợp.
1.2.2. Mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp nghiệp
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả phù hợp. Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu tổng quát (khái quát) và các
chỉ tiêu chi tiết (cụ thể) phản ánh được các mặt biểu hiện khác nhau của hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động tài chính của công ty không chỉ liên quan đến các nhà quản trị mà còn liên quan nhiều đến đối tượng khác, bao gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc, các cổ đông, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng ... Mỗi một đối tượng đều có mục tiêu và khía cạnh riêng liên quan đến tình hình tài chính công ty với mục đích chung là phục vụ cho nhu cầu của mình. Đối với các chủ thể quản lý doanh nghiệp, thông qua phân tích tài chính giúp họđánh giá được thực trạng doanh nghiệp mình, nhằm quản lý hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn và có những biện pháp xử lý kịp thời khi doanh nghiệp đang ở tình trạng xấu.
- Nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Có thể thấy, mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc DN quản trị VLĐ tốt, tăng hiệu quả sử dụng vốn, vốn được sử dụng tốt ở các khâu của quá trình sản xuất dẫn đến thúc đẩy cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và tạo ra được nhiều lợi nhuận
- Nhằm đảm bảo đủ lượng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn: việc đảm bảo khả năng thanh toán của các khoản nợ khi đến hạn là một trong các vấn đề vô cùng quan trọng và các doanh nghiệp đặc biệt cần lưu ý. Vì nếu doanh nghiệp không thanh toán các khoản nợ đúng hạn có thể dẫn đến nguy cơ bị phá sản, hoặc mất uy tín với chủ nợ, dẫn đến việc khó vay nợ, tình hình tài chính lâm vào tình trạng khó khăn. Để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch trả nợ phù hợp, cân đối các khoản nợ, đảm bảo khả năng thanh toán thì công tác quản trị vốn bằng tiền rất quan trọng.
- Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường: Vốn tham gia vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (từ khâu dự trữ sản xuất tới lưu thông), việc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Để hoạt động của doanh nghiệp
diễn ra bình thường và liên tục cần quản trị vốn tốt, đảm bảo đủ vốn, sử dụng tiết kiệm, và mang lại hiệu quả cho DN.
- Quản lí để tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát lãng phí, mất vốn: việc huy động vốn của các doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định, vì vậy việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm là một vấn đề quan trọng và quản trị vốn lưu động sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu này thông qua việc quản lí sử dụng, lên kế hoạch điều chỉnh lượng vốn của mình.