3.3.1.1.1. Về cơ cấu, trình độ đội ngũ kế toán:
Công ty cần tạo môi trường làm việc tốt, năng động, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, ham học hỏi để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, có chính sách tuyển dụng thêm nhân viên,
chuyên môn hóa công tác kế toán, chính sách nâng cao thu nhập, cải tiến môi trường làm việc cho nhân viên kế toán.
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kế toán, cập nhật kịp thời sự thay đổi của chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý hiện nay.
3.3.1.1.2. Hệ thống chứng từ kế toán:
Chứng từ là cơ sở quan trọng chứng minh sự phát sinh hay hoàn thành nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nó chính là cơ sở cho việc nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Tại Công ty, căn cứ vào chứng từ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được phản ánh trung thực, kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên một số chứng từ ban đầu như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,.. chưa được ký nhận đầy đủ.
Việc lập chứng từ ban đầu là rất quan trọng, liên quan đến việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh sau này. Vì vậy, phòng kế toán nên kiểm tra cẩn thận về nội dung, tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Đồng thời, chứng từ phải được lưu giữ một cách cẩn thận và khoa học để thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu sau này khi có sai sót xảy ra. Dưới đấy là một số kiến nghị:
+ Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hai hay nhiều bộ phận kế toán thì chứng từ gốc được lưu tại bộ phận kế toán có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các bộ phận khác lưu bản photo.
+ Với hợp đồng mua nguyên vật liệu giao hàng từng lần, được chia thành nhiều kỳ thì cần photo hợp đồng đính kèm Hóa đơn làm cơ sở theo dõi đối chiếu lượng nguyên vật liệu nhập kho và giá mua.