Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Một phần của tài liệu 173 kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN sản XUẤT CÔNG NGHỆ mới VIỆT NAM AMBIO (Trang 79)

Cuối tháng, toàn bộ chứng từ chi trả lương công nhân các tổ đội thi công được chuyển cho kế toán chi phí để tổng hợp, kiểm tra và tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh (tài khoản 1542).

Hàng tháng, Quản đốc gửi bảng chấm công các nhân viên bộ phận sản xuất cho kế toán tiền lương để lập bảng thanh toán tiền lương theo thời gian.

2.2.2.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp.

Hàng tháng, khi phát sinh nghiệp vụ tính lương và các khoản phải trả người lao động, dựa vào những chứng từ gốc có liên quan, kế toán tổng hợp ghi nhận sổ Nhật ký chung. Sau đó, căn cứ vào số liệu có trên Nhật ký chung, kế toán ghi Sổ cái theo các tài khoản 1542.

Sau khi tập hợp được CPNCTT thì kế toán tiến hành phân bổ tổng chi phí này cho từng loại sản phẩm để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp CPNVLTT theo công thức:

CPNCTT của

Mvfood =

=

= 4.833.505

Nợ TK 1549 : 4.833.505

Có TK 1542: 4.833.505

Bảng 2. 2: Bảng tổng hợp CPNCTT sản phẩm Mvfood

Nội dung Số tiền

+ Chi phí lương tháng 11/2020 BPSX 3.670.017

+ Chi phí lương công nhân xưởng sản xuất tháng 11/2020 518.605 + BHXH tính vào chi phí doanh nghiệp BPSX 524.904 + BHYT tính vào chi phí doanh nghiệp BPSX 89.984 + BHTN tính vào chi phí doanh nghiệp BPSX 29.995

TỔNG 4.833.505

2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.2.2.2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất chung. 2.2.2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung tại Công ty CP sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio, CPSXC bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL phục vụ phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí KH TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Do CPSXC liên quan đến việc tổ chức điều hành sản xuất và nó bao gồm nhiều yếu tố chi phí nên việc phản ánh chính xác, kịp thời, hợp lý và giám sát chặt chẽ quá trình phát sinh các khoản chi phí là một yêu cấu cần thiết và không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như quá trình hạch toán.

Hàng tháng, sau khi CP SXC được tập hợp, kế toán tiến hành tính toán và căn cứ vào CP NVLTT sử dụng trong các công trình kế toán chi phí làm cơ sở để phân bổ cho các đối tượng.

Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung là: CP SXC phân bổ cho loại SP = CP NVLTT dùng cho lô hàng x Tiêu chí CP SXC

Tổng CP NVLTT

2.2.2.3.2. Tài khoản sử dụng.

Để theo dõi CP SXC, Công ty sử dụng tài khoản 1543 để theo dõi CP KH TSCĐ, TK 1544 theo dõi chi phí CCDC dài hạn, 1545 theo dõi chi phí CCDC ngắn hạn và TK 1546 để theo dõi các loại chi phí chung khác ngoài ba loại chi phí trên.

2.2.2.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.

Dựa vào thực tế, bộ phận sản xuất lập đề nghị mua hàng chuyển lên phòng kế toán. Các vật liệu này được xin cấp cùng NVLTT tham gia vào quá trình thi công công trình.

* Chi phí vật liệu sản xuất, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng:

Là những khoản chi phí phát sinh khi xuất dùng vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng. Căn cứ vào chứng từ gốc NVL, CCDC cho phân xưởng, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung và tập hợp chi phí vào sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.

* chi phí KH TSCĐ:

TSCĐ của Công ty bao gồm nhà xưởng đang sử dụng (văn phòng, kho thành phẩm, kho nguyên vật lệu, nhà xưởng sản xuất,…), máy móc thiết bị (máy trộn, máy nén khí, dây chuyền đóng gói,…), Phương tiện vận tải (xe nâng, xe con,…), thiết bị văn phòng (máy lạnh, máy tính, máy in,…)

Căn cứ vào thời gian sử dụng của máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, hàng tháng kế toán tiến hành trích và phân bổ KH TSCĐ vào chi phí SXC cho bộ phận sản xuất (TK 1543)

Công ty Cổ phẩn sản xuất công nghệ mới Việt Nam Ambio khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Công thức như sau:

TSCĐ

Với những TSCĐ đã qua thời gian sử dụng thì khấu hao sẽ được tính theo công thức sau:

Mức khấu hao TSCĐ =

* Chi phí bằng tiền khác:

Ngoài các khoản chi phí như trên, trong phân xưởng còn phát sinh những chi phí bằng tiền khác như: chi phí điện nước, gửi xe của bộ phận sản xuất, chi phí sửa chữa,…

2.2.2.3.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp.

Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, CCDC, hóa đơn tiền điện nước, sửa chữa thiết bị,... phục vụ cho bộ phận sản xuất, kế toán tổng hợp dựa vào chứng từ gốc có liên quan, ghi nhận sổ Nhật ký chung. Sau đó, căn cứ vào số liệu có trên Nhật ký chung, kế toán ghi Sổ cái theo các tài khoản 1543, 1544, 1545, 1546. Từ số liệu trên các tài khoản này kế toán thực hiện tập hợp lại khoản mục Tổng chi phí sản xuất chung để phục vụ tính giá hành sản phẩm.

Sau khi tập hợp được tổng CPSXC thì kế toán tiến hành tính toán phân bổ CPSXC cho sản phẩm Mvfood theo phương pháp CPNVLTT:

CPSX phân bổ cho Mvfood = = = 336.129 (đồng) CP KHTSCĐ phân bổ cho Mvfood = = = 1.037.095 (đồng) CP CCDC DH phân bổ cho =

Mvfood = = 693.052 (đồng) CP CCDC NH phân bổ cho Mvfood = = = 1.838.949 (đồng)

Tổng chi phí sản xuất chung của sản phẩm Mvfood là: 1.838.949 + 693.052 + 1.037.095 + 336.129 = 3.905.225 Bảng 2. 3: Bảng tổng hợp CPSXC sản phẩm Mvfood Khoản mục Số tiền Tỉ trọng + Chi phí sản xuất 336.129 8,6% + CP KH TSCĐ 1.037.095 26,6% + CP CCDC DH 693.052 17,7% + CP CCDC NH 1.838.949 47,1% TỔNG 3.905.225 100%

2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, và đánh giá sản phẩm dởdang. dang.

2.2.3.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang.

Do đặc thù sản xuất của Công ty theo đơn đặt hàng và theo kế hoạch trong tháng sẽ sản xuất một số lượng thành phẩm nhất định, nên hiện tại Công ty không tồn tại sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hay nói cách khác tổng chi phí tập hợp chính bằng giá thành của sản phẩm.

2.2.3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất.

Tổng hợp chi phí sản xuất là bước cuối cùng trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, kế toán sử dụng TK 1549 theo hệ thống tài khoản quy định Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đén chi phí các bảng kê, bảng bộ phận…kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng. Đồng thời kết chuyển các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC sang TK 1549.

Bút toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng sản xuất trong tháng 11/2020 theo các sổ cái, sổ chi tiết trên như sau:

Biểu 2. 6: Sổ cái TK 1549 tháng 11/2020

Bút toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh tại xưởng sản xuất sản phẩm AmBio Mvfood trong tháng 11/2020 như sau:

Nợ TK 1549 : 37.835.900 Có TK 1541: 29.097.170 Có TK 1542: 4.833.505 Có TK 1543: 1.307.095 Có TK 1544: 693.052 Có TK 1545: 1.838.949 Có TK 1546: 336.129

2.3. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio. công nghệ mới Việt Nam AmBio.

2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty.

Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng vi sinh với quy trình công nghệ giản đơn. Toàn bộ nguyên vật liệu vào ban đầu được chế biến và tạo thành sản phẩm theo hàm lượng và công dụng, mục đích được xác định từ đầu. Khác với đa phần dây chuyền sản xuất mặt hàng khác thì dây chuyền sản xuất vi sinh của Công ty không có sản phẩm dở dang.

Đối tượng tính giá thành: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio được tiến hành qua quá trình trộn ủ sau 5 – 10 ngày, thành phẩm cuối cùng là sản phẩm vi sinh hoàn thành nhập kho. Công ty xác định đối tượng tính giá thành cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối cùng, chính là từng loại sản phẩm vi sinh.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất, công ty xác định tính giá thành theo tháng. Vào cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại phân xưởng theo khoản mục chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trục tiếp, chi phí sản xuất chung, và chi phí KH TSCĐ, CP CCDC ngắn hạn và CP CCDC dài hạn. Đấy cũng chính là căn cứ để tính giá thành sản phẩm vi sinh hoàn thành.

2.3.2. Quy trình tính giá thành.

Để phù hợp với đặc điểm của đối tượng tính giá thành sản phẩm tương ứng với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp hay phương pháp giản đơn để tính giá thành sả phẩm hoàn thành. Phương pháp này được thể hiện thông qua công thức sau:

Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí SPdở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí SP dở dang cuối kỳ

Đặc biệt tại Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio, như đã nói ở trên do đặc trưng của dây chuyền sản xuất vi sinh không có sản phẩm dở dang, vì vậy không có chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ cũng như chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Từ đó kế toán tính được giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành:

Giá thành đơn vị =

Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: TK 1541, TK 1542, TK 1543, TK 1544, TK 1545, TK

1546, TK 1549 kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm – chi tiết cho từng loại sản phẩm.

Từ số liệu cụ thể của bộ phận sản xuất đã tập hợp được cho sản phẩm AmBio Mvfood và từ công thức tính như trên ta có:

Giá thành sản phẩm AmBio Mvfood hoàn thành là 37.835.900 đồng

Trong tháng 11, công ty sản xuất thêm 33 thùng Mvfood, mỗi thùng có 12 hộp tương đương với 396 hộp dung tích 0,5 kg/ hộp. Do đó:

Giá thành đơn vị sản phẩm AmBio Mvfood là: Giá thành đơn vị =

Trên cơ sở các bảng tổng hợp đã lập và công thức phép tính ở trên, ta có bảng tính giá thành sản phẩm Mvfood như sau:

Bảng 2. 4: Bảng tính giá thành sản phẩm Mvfood Số lượng: 396 hộp/0,5kg đvt: VND KHOẢN MỤC SỐ TIỀN CPNVLTT 29.097.170 CPNCTT 4.833.505 CPSXC 3.905.225 TỔNG GIÁ THÀNH 37.835.900 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SP 95.545 đ/ hộp/ 0,5 kg

2.4. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio. phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio.

Hiện tại, tại Công ty Cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio kế toán mới chỉ chú ý đến việc lập Báo cáo tài chính bắt buộc mà chưa chú ý đến các báo cáo kế toán quản trị. Công tác kế toán quản trị nói chung tại Công ty và công tác kế toán quản trị về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ

mang tính hình thức, hời hợt và chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với mục đích sử dụng thông tin của nhà quản lý. Kế toán của Công ty có lập thêm một số báo cáo đó là:

+ Báo cáo chi phí sản xuất

+ Báo cáo kế hoạch hoạt động kinh doanh theo tháng + Báo cáo chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tháng.

Qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty, có thể rút ra một số ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán của công ty như sau:

2.4.1. Ưu điểm:

2.4.1.1. Về công tác tổ chức kế toán tại Công ty.

+ Đội ngũ kế toán: Hiện nay, Công ty thực hiện khá đầy đủ theo các quy định và Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Cán bộ kế toán thường xuyên được cập nhậ các quy định, chế độ mới được ban hành về quá trình hạch toán kế toán.

Các cán bộ kế toán nhiệt tình, năng động và được đào tạo bài bản, có chuyên môn vững vàng điều này đã giúp công tác kế toán ở Công ty được thực hiện tương đối tốt và đáp ứng được yêu cầu quản lý của đơn vị. Do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên có sự phân công công việc một cách rõ ràng giữa các thành viên làm cho công việc diễn ra nhanh chóng chính xác, tránh trùng lặp. Tuy có sự phân công như vậy nhưng giữa các thành viên vẫn luôn giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

+ Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty tuân thủ đúng chế độ tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT – BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính, ngoài ra Công ty còn mở thêm các tài khoản chi tiết phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, phần nào đáp ứng được yêu cầu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiêt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị của đơn vị.

+ Hạch toán ban đầu: Hệ thống chứng từ công ty áp dụng theo đúng hướng dẫn của Thông tư 133/2016/TT – BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. Các chứng từ hướng dẫn được vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Công ty. Các quy trình hạch toán, hệ thống chứng từ sổ sách và báo cáo phục vụ cho công tác kế toán tài chính của Công ty được thực hiện đúng với Luật và chế độ kế toán hiện hành. Việc lập chứng từ,kiểm tra, luân chuyển chứng từ và phân loại, lưu trữ chứng từ khá chặt chẽ, khoa học đảm bảo thuận lợi cho công tác kiểm tra và sử dụng sau này. Chứng từ kế toán tại Công ty đều được ghi đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh theo đúng thời gian, điều này rất quan trọng trong việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách kế toán.

+ Hệ thống báo cáo kế toán: Công ty tuân thủ theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành, tuân thủ hệ thống biểu mẫu, phương pháp lập, thời gian lập và nộp báo cáo, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị và khách hành, nhà đầu tư.

+ Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, đây là hình thức khá đơn giản về quy trình hạch toán và công việc được phân đều trong tháng thuận tiện cho việc đối chiếu và kiểm tra số liệu.

Chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và các Báo cáo kế toán được kiểm toán độc lập tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm. Do vậy, các sai phạm trong quá trình hạch toán chi phí, doanh thu, và xác định kết quả ở công ty được sửa đổi và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với các quy định và Chuẩn mực kế toán hiện hành.

+ Phần mềm kế toán: Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh có tính đặc thù cao, hệ thống chương trình kế toán máy đơn vị sử dụng đã góp phần

Một phần của tài liệu 173 kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN sản XUẤT CÔNG NGHỆ mới VIỆT NAM AMBIO (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w