Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu 173 kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN sản XUẤT CÔNG NGHỆ mới VIỆT NAM AMBIO (Trang 37 - 44)

Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng đối tượng, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển và phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành

kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 1549

Kết cấu TK như sau

Bên Nợ: Tập hợp CPSX trong kỳ Bên Có: _ Các khoản giảm CPSX SP

_ Giá thành thực tế SP hoàn thành TK 1549 có số dư bên Nợ

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp không thể lúc nào cũng sản xuất ra được những sản phẩm dở dang (SPDD) thường xuyên giữa các giai đoạn sản xuất, cuối tháng hay cuối quý. SPDD là khối lượng công việc, sản phẩm còn đang trong quá trình chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc mới hoàn thành một phần. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá SPDD. Việc đánh giá chính xác giá trị SPDD sẽ là một trong những điều kiện quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc tính toán chi phí của sản phẩm dở dang cũng rất phức tạp, tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:

+ Nội dung:

_ Phương pháp chỉ tính cho SPDD phần CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp).

_ Các khoản chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

_ Khối lượng sản phẩm làm dở không phải quy đổi thành sản lượng hoàn thành tương đương.

+ Công thức:

_ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp bình quân để tính giá thành.

o DN có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn:

Dck = x Sdck

o DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục: Giai đoạn 1:

Dck = x Sdck

Giai đoạn 2:

Dcki = x Sdcki

_ Trường hợp DN sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước.

o DN có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn:

o DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục: Giai đoạn 1:

Dck1 = x Sdck1

Giai đoạn 2:

Dcki = x Sdcki

Trong đó: Ddk, Dck : CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Sht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Ssxht : Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành ngay trong kỳ

Sdck : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Cvl : CPNVLTT (chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) phát sinh trong kỳ.

+ Ưu nhược điểm:

_ Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít, không phải kiểm kê đánh giá mức độ hoàn thành.

_ Nhược điểm: Độ chính xác sản phẩm làm dở bị hạn chế vè chi phí gia công chế biến tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những DN:

_ Có CPNVLTT (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc giá trị nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX (>=75%)

_ Khối lượng dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.

* Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

+ Nội dung: Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thành khối lượng hoàn thành tương đương.

Sau đó lần lượt tính toán từng KMCP trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

_ Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ (CPNVLTT, CPNVLCTT, CP nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì tính cho 1 sản phẩm hoàn thành và 1 sản phẩm dở dang là như nhau.

_ Với những chi phí bỏ vào theo mức độ gia công, chế biến thì tính cho sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương.

+ Công thức với quy trình sản xuất giản đơn:

o Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu QTCNSX:

Dck = x Sdck

o Với những chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến:

Dck = x Sd’ck

Sd’ck = Sdck x mức độ chế biến hoàn thành

_ Trường hợp DN sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá thành:

o Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu QTCNSX:

Dck = x Sdck

o Với những chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến:

Dck = x Sd’ck

Sd’ck = Sdck x mc.

Sd’đk = Sdđk x (100% - mđ)

+ Công thức với DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến liên tục nhiều giai đoạn, trị giá sản phẩm dở dang của các giai đoạn sau được tính toán theo công thức sau:

_ Phương pháp bình quân:

Dcki = x Sdcki + x Sd’ck

_ Phương pháp nhập trước xuất trước:

Dcki = x Sdcki + x Sd’ck

+ Ưu nhược điểm:

_ Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều. Việc kiểm kê, xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ khá phức tạp.

+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những DN:

_ Có CPNVLTT (hoặc CPNVLCTT hoặc NTP bước trước chuyển sang) chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng CPSX (chưa đến 75%)

_ Khối lượng dở dang cuối kỳ nhiều và biến động nhiều so với đầu kỳ. _ Xác định được mức độ chế biến hoàn thành của SPDD

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:

+ Nội dung: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê SPĐ ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất đó cho 1 đơn vị SP để tính ra giá trị SPDD theo chi phí định mức.

+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các DN đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí hợp lý cho từng loại sản phẩm.

+ Ưu nhược điểm:

_ Nhược điểm: Kết quả tính toán không chính xác bằng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương, phụ thuộc vào sự hợp lý của CP định mức.

Một phần của tài liệu 173 kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN sản XUẤT CÔNG NGHỆ mới VIỆT NAM AMBIO (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w