Thứ nhất: Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị cần nhận thức rõ về vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, từ đó mới thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức kế toán quản trị, chủ động xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với đơn vị mình.
Thứ hai: Tuyển đội ngũ kế toán có đủ năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm đương tốt công việc được giao. Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên kế toán. Nếu các nhân viên kế toán có trình độ cao thì họ có khả năng xây dựng được các thông tin hữu ích, thiết kế các báo cáo kế toán đặc thù một cách nhanh chóng để trợ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp. Do vậy, cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán đã được tuyển dụng, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, khai thác và phát huy tối đa tiềm lực mỗi nhân viên.
Thứ ba: Tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý và hoạt động tốt, phải phân công công việc kế toán tài chính, kế toán quản trị cho từng nhân viên kế toán. Về cơ bản không làm xáo trộn cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhưng phải tuỳ theo trình độ khả năng chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán để phân công cho phù hợp. Đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp, thay thế và hiện đại hoá các trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho công tác kế toán của doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có độ tin cậy cao cho các nhà quản trị.
Thứ tư: Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bản thân doanh nghiệp càng phải nâng cao tầm quan trọng đối với việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán…Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hạch toán kế toán của doanh nghiệp nói chung và hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Công tác kế toán bán hàng và xác định kết qua kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị, việc áp dụng các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là cần thiết và đáng chú trọng. Trên đây là một số giải pháp do chính bản thân em tìm hiểu và đề xuất, do kiến thức và kinh nghiệm còn non kém nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong bộ môn và các cán bộ kế toán tại doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô – một công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý để giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.
Với đề tài “Hoàn thiện Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa” trong bài luận văn cuối khóa của mình, em đã hiểu rõ hơn những kiến thức được học tập nghiên cứu trên ghế nhà trường về tổ chức công tác kế toán, cách thức hạch toán ghi chép sổ sách kế toán và hiểu hơn những vấn đề này được vận dụng trong thực tế như thế nào cho phù hợp và linh hoạt. Qua đó em cũng nhận thấy được những ưu điểm, những tồn tại về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa, từ đó mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty để công ty có thể tham khảo.
Sau bốn năm học tập, rèn luyện và được sự dạy dỗ, truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy, cô giáo tại Học Viện Tài chính, đặc biệt dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Lê Thị Hương và các chị đang công tác tại Phòng Kế
toán Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa, em đã có thể hoàn thành được Luận văn Tốt nghiệp của mình với đề tài “Hoàn thiện Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa”.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập chưa nhiều, nên các vấn đề đưa ra trong luận văn này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ kế toán Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa . Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Thị Hương và các anh chị trong phòng Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, PGS.TS. Trương Thị Thủy (2013),
“Giáo trình Kế toán tài chính”, NXB Tài Chính.
2. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, PGS.TS. Trương Thị Thủy (2015),
“Giáo trình Kế toán doanh nghiệp thương mại – dịch vụ”, NXB Tài Chính. 3. PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên (2014), “Giáo trình Nguyên lý kế toán”,
NXB Tài chính
4. TS. Lưu Đức Tuyên, TS. Ngô Thị Thu Hồng (Chủ biên), “Giáo trình tổ chức công tác kế toán”, 2011, NXB Tài Chính.
5. Bộ Tài Chính, “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành”, xuất bản năm 2004, NXB Tài Chính.
6. GS. TS Đặng Đình Đỗ “ Kế toán doanh nghiệp trong xu thế đổi mới hội nhập và phát triển ’’, nhà xuất bản LĐXH năm 2006.
7. PGS.TS.NGƯT Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Nghiêm Thị Thà (2015),”Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính
8. “26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam”, (2001-2006), NXB Tài Chính. 9. Thời báo kinh tế, thời báo tài chính, thời báo thương mại,..
10. Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
11. Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2020 12. Tài liệu tham khảo, hợp đồng, chứng từ số sách của công ty.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét Chức vụ :
Nhận xét về quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên Khóa : ……… Lớp……… Đề tài :
Nội dung nhận xét :
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên…...
2.Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập...
3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm
………... ……… ……. ……… ……. ……… …….
4. Về kiến thức chuyên môn :……... ……… …….
……… …….………
Ngày……. tháng….. năm 2021 Người nhận xét ( Ký tên và đóng dấu )
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Khóa:
Đề tài:
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
... ...
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn/đồ án
Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.
... ...
Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.
... ... Hà Nội, ngày ….. tháng ... năm 2021
- Điểm - Bằng số: - Bằng chữ:
Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Họ và tên người phản biện:... Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên:
Khóa: Đề tài:
Nội dung nhận xét:
Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.
... ...
Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
... ...
Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.
... ...
Nội dung khoa học.
... ... Hà Nội, ngày ….. tháng ... năm 2021
Điểm - Bằng số:
Bằng chữ: Người nhận xét