Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp và tạo môi trường kinh tế và môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện các văn bản và quy định trong Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách và kế độ kế toán. Đồng thời ban hành một cách đồng bộ thống nhất hệ thống văn bản hướng dẫn để đảm bảo khả năng thực hiện của các doanh nghiệp. Các chính sách và chế độ kế toán ban hành cần phải công khai rõ ràng và tương đối ổn định để doanh nghiệp có thể yên tâm áp dụng, tránh tình trạng mất ổn định về chính sách gây ảnh hưởng về tâm lý doanh nghiệp khi thực hiện các chếđộ, chính sách về kế toán mà Nhà nước và các cơ quan chức năng mới ban hành.
Hoàn thiện hệ thống Luật, Chuẩn mực, Chế độ kế toán cần phù hợp với đặc điểm, cơ chế quản lý kinh tế đặc thù của Việt Nam đồng thời phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ hai: Về chính sách kế toán cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thống nhất mặt lý luận kế toán quản trị, cần làm rõ khái niệm, phạm vi, nội dung của kế toán quản trị cho các đối tượng, cần có một chính sách kế toán phân định phạm vi phản ánh của kế toán tài chính và kế toán quản trị với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị được ban hành từ phía cơ quan Nhà nước. Mặt khác, hội kế toán và kiểm toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế toán quản trị bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán quản trị phù hợp với từng loại quy mô của doanh nghiệp. Với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính là phù hợp.
Thứ ba: Nhà nước cần tiếp tục cải cách, hoàn thiện và tiếp tục phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc phát triển và tăng cường các nghiệp vụ tư vấn tài chính kế toán trong nền kinh tế thị trường. Từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, lành nghề, đủ điều kiện đáp ứng mọi nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ kế toán trao đổi, chia sẻ nghề nghiệp qua các hội nghị, diễn đàn chuyên môn trong và ngoài nước.
Thứ tư: Về phía các tổ chức đào tạo tư vấn về quản lý kinh doanh kế toán: Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một sự nhận thức đúng đắn về trình độ của người học trong chiến lược xây dựng nhân sự. Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán, tài chính trong nền kinh tế quốc dân giúp các doanh nghiệp nhận thức vai trò của kế toán quản trị