Đối với các chứng từ về kế toán bán hàng: ngoài các chứng từ bắt buộc của nhà nước, còn có các chứng từ có tính chất hướng dẫn cần phải được thống nhất về biểu mẫu nội dung, cách ghi chép đến tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp
Về trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Kế toán doanh nghiệp cần quy định rõ ràng chế độ trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán. Khi luân chuyển chứng từ kế toán cần quy định cụ thể cho từng loại chứng từ: chứng từ về tiền mặt, chứng từ về doanh thu bán hàng, chứng từ về thanh toán...Rồi quy định rõ người lập chứng từ, số thứ tự chứng từ cần lập, các yếu tố trên chứng từ, người ký duyệt chứng từ, thời gian luân chuyển chứng từ. Mục đích cuối cùng là làm sao cho trình tự luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả.
Đối với sổ chi tiết doanh thu, ngoài việc chi tiết theo từng mặt, doanh nghiệp có thể mở sổ theo dõi doanh thu theo từng khách hàng, như vậy có thể cung cấp thêm được những thông tin cần thiết cho nhà quản lý, từ đó có những chính sách phù hợp hơn trong việc thúc đẩy tiêu thụ cũng như quyết định chấp nhận những khoản chiết khấu cho khách hàng
Đối với các khách hàng lớn, thường xuyên giao dịch, doanh nghiệp sẽ mở riêng một sổ chi tiết, sổ còn lại dành cho các khách hàng vãng lai. doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ chi tiết bán hàng và bảng tổng hợp chi tiết bán hàng theo từng khách hàng như mẫu sau:
Hình 3.1 Sổ chi tiết bán hàng theo khách hàng
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG THEO KHÁCH HÀNG
Từ ngày … đến ngày … Tên khách hàng: … Mã khách hàng: … Đơn vị: … Ngày thán g Chứn g từ Mã sản phẩ m Tên sản phẩ m Số lượn g Đơ n giá bán Doan h thu Thu ế Giả m trừ DT Doan h thu thuần Gi á vố n Lã i gộ p Cộn g
Hình 3.2. Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng theo khách hàngNgày …tháng …năm …
BẢNG TỔNG HỢP BÁN HÀNG THEO KHÁCH HÀNG Từ ngày … đến ngày … Đơn vị: … Mã KT Tên KT Doanh thu Thuế Giảm trừ DT DT thuần Giá vốn Lãi gộp CPBH, QLDN phân bổ Lợi nhuận thuần Cộng Ngày …tháng …năm … Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.2.4. Về sổ kế toán tổng hợp
Do hoạt động kinh doanh mở rộng nên việc mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên, như vậy để giảm tải cho quá trình ghi chép trên Sổ Nhật ký chung thì công ty nên sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt như: Nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng. Ví dụ mẫu nhật ký bán hàng như sau:
Hình 3.3. Mẫu sổ nhật ký bán hàng Đơn vị: Địa chỉ: SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Đơn vị: đồng NT GS
Chứng từ Diễn giải Phải thu từ KH (ghi Nợ)
Ghi có TK
SH NT TK 5111 TK 3331
A B C D 1 2 3
Số trang trước chuyển sang … … … …. …. …. …. …. …. …. …. …. ….. … Cộng chuyển sang trang sau … …. Ngày … tháng … năm … Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
3.2.5. Về ứng dụng phần mềm kế toán máy
Quản trị người dùng
*Công ty cần nghiên cứu để nâng cấp phiên bản Phần mềm Misa sang phiên bản mới nhất để có thể tận dụng phần mềm tối đa, nhằm giảm bớt các hao phí không cần thiết cho kế toán.
*Một vấn đề nữa khi ứng dụng máy vi tính vào làm kế toán là phải hợp tác với các lập trình viên để đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ có sử dụng máy vi tính am hiểu về chương trình sử dụng. Đội ngũ cán bộ kế toán là đối tượng chính để điều khiển hệ thống chương trình. Do vậy, đội ngũ này phải giỏi thì mới có khả năng khai thác hết tính năng, tác dụng của phần mềm kế toán và có ý kiến đề xuất với các nhà lập trình có những thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp.
3.2.6 Về hoàn thiện bộ máy kế toán
Phòng kế toán bao gồm những người với trình độ, năng lực cao thực sự là một lợi thế của doanh nghiệp. Việc bố trí công việc của các thành viên trong phòng khá hợp lý. Tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của các kế toán thì có thể vài năm một lần kế toán viên nên đổi phần việc của mình cho người khác. Qua đó, mỗi người sẽ có một tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu sâu sắc hơn từng phần hành công việc đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ sẽ làm tốt hơn nữa, việc làm đó tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc tránh trường hợp thực hiện trùng lặp giữa các phần hành riêng.
Nhân viên kế toán của doanh nghiệp bị thay đổi nhiều nên các nhân viên mới được tuyển có thể không nắm rõ các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp cũng như chưa nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp
và cần nhiều thời gian để theo kịp tiến độ làm việc của nhân viên cũ trong doanh nghiệp.
- Hướng hoàn thiện: Cần tuyển các nhân viên kế toán có trình độ, yêu thích công việc kế toán. Cũng như đảm bảo các chế độ phù hợp để đảm bảo các nhân viên kế toán gắn bó lâu dài với doanh nghiệp; Ngoài Giám đốc là người trực tiếp tuyển dụng ra cần có thêm các Trưởng phòng như trưởng phòng hành chính, Trưởng phòng kế toán tham gia. Như thế sẽ đảm bảo việc tuyển dụng tốt hơn và tuyển được những nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc tại doanh nghiệp; Khi mới bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp thì Kế toán trưởng cũng như các bộ phận liên quan cần tập trung đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra sát sao công việc cũng như tiến độ hoàn thành để có sự giúp đỡ cũng như chỉ bảo tận tình để nhân viên mới nhanh chóng hoà nhập vào môi trường làm việc của doanh nghiệp.
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
3.3.1. Về phía Nhà nước và cơ quan chức năng
Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp và tạo môi trường kinh tế và môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện các văn bản và quy định trong Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách và kế độ kế toán. Đồng thời ban hành một cách đồng bộ thống nhất hệ thống văn bản hướng dẫn để đảm bảo khả năng thực hiện của các doanh nghiệp. Các chính sách và chế độ kế toán ban hành cần phải công khai rõ ràng và tương đối ổn định để doanh nghiệp có thể yên tâm áp dụng, tránh tình trạng mất ổn định về chính sách gây ảnh hưởng về tâm lý doanh nghiệp khi thực hiện các chếđộ, chính sách về kế toán mà Nhà nước và các cơ quan chức năng mới ban hành.
Hoàn thiện hệ thống Luật, Chuẩn mực, Chế độ kế toán cần phù hợp với đặc điểm, cơ chế quản lý kinh tế đặc thù của Việt Nam đồng thời phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ hai: Về chính sách kế toán cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thống nhất mặt lý luận kế toán quản trị, cần làm rõ khái niệm, phạm vi, nội dung của kế toán quản trị cho các đối tượng, cần có một chính sách kế toán phân định phạm vi phản ánh của kế toán tài chính và kế toán quản trị với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị được ban hành từ phía cơ quan Nhà nước. Mặt khác, hội kế toán và kiểm toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế toán quản trị bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán quản trị phù hợp với từng loại quy mô của doanh nghiệp. Với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính là phù hợp.
Thứ ba: Nhà nước cần tiếp tục cải cách, hoàn thiện và tiếp tục phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc phát triển và tăng cường các nghiệp vụ tư vấn tài chính kế toán trong nền kinh tế thị trường. Từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, lành nghề, đủ điều kiện đáp ứng mọi nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ kế toán trao đổi, chia sẻ nghề nghiệp qua các hội nghị, diễn đàn chuyên môn trong và ngoài nước.
Thứ tư: Về phía các tổ chức đào tạo tư vấn về quản lý kinh doanh kế toán: Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một sự nhận thức đúng đắn về trình độ của người học trong chiến lược xây dựng nhân sự. Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán, tài chính trong nền kinh tế quốc dân giúp các doanh nghiệp nhận thức vai trò của kế toán quản trị
3.3.2. Về phía Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa
Thứ nhất: Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị cần nhận thức rõ về vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, từ đó mới thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức kế toán quản trị, chủ động xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với đơn vị mình.
Thứ hai: Tuyển đội ngũ kế toán có đủ năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm đương tốt công việc được giao. Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên kế toán. Nếu các nhân viên kế toán có trình độ cao thì họ có khả năng xây dựng được các thông tin hữu ích, thiết kế các báo cáo kế toán đặc thù một cách nhanh chóng để trợ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp. Do vậy, cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán đã được tuyển dụng, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, khai thác và phát huy tối đa tiềm lực mỗi nhân viên.
Thứ ba: Tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý và hoạt động tốt, phải phân công công việc kế toán tài chính, kế toán quản trị cho từng nhân viên kế toán. Về cơ bản không làm xáo trộn cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhưng phải tuỳ theo trình độ khả năng chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán để phân công cho phù hợp. Đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp, thay thế và hiện đại hoá các trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho công tác kế toán của doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có độ tin cậy cao cho các nhà quản trị.
Thứ tư: Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bản thân doanh nghiệp càng phải nâng cao tầm quan trọng đối với việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán…Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hạch toán kế toán của doanh nghiệp nói chung và hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Công tác kế toán bán hàng và xác định kết qua kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị, việc áp dụng các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là cần thiết và đáng chú trọng. Trên đây là một số giải pháp do chính bản thân em tìm hiểu và đề xuất, do kiến thức và kinh nghiệm còn non kém nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong bộ môn và các cán bộ kế toán tại doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô – một công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý để giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.
Với đề tài “Hoàn thiện Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa” trong bài luận văn cuối khóa của mình, em đã hiểu rõ hơn những kiến thức được học tập nghiên cứu trên ghế nhà trường về tổ chức công tác kế toán, cách thức hạch toán ghi chép sổ sách kế toán và hiểu hơn những vấn đề này được vận dụng trong thực tế như thế nào cho phù hợp và linh hoạt. Qua đó em cũng nhận thấy được những ưu điểm, những tồn tại về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa, từ đó mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty để công ty có thể tham khảo.
Sau bốn năm học tập, rèn luyện và được sự dạy dỗ, truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy, cô giáo tại Học Viện Tài chính, đặc biệt dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Lê Thị Hương và các chị đang công tác tại Phòng Kế
toán Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa, em đã có thể hoàn thành được Luận văn Tốt nghiệp của mình với đề tài “Hoàn thiện Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa”.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập chưa nhiều, nên các vấn đề đưa ra trong luận văn này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ kế toán Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa . Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Thị Hương và các anh chị trong phòng Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, PGS.TS. Trương Thị Thủy (2013),
“Giáo trình Kế toán tài chính”, NXB Tài Chính.
2. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, PGS.TS. Trương Thị Thủy (2015),
“Giáo trình Kế toán doanh nghiệp thương mại – dịch vụ”, NXB Tài Chính. 3. PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên (2014), “Giáo trình Nguyên lý kế toán”,
NXB Tài chính
4. TS. Lưu Đức Tuyên, TS. Ngô Thị Thu Hồng (Chủ biên), “Giáo trình