Thực trạng về quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 72 - 77)

- Những nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.

2. Các khoản phải trả

2.2.6. Thực trạng về quản trị hàng tồn kho

HTK là một bộ phận quan trọng trong VLĐ của doanh nghiệp, giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Chính vì vậy quản lý hàng tồn kho cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị VLĐ. Một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, liên tục mà còn giúp tối thiểu hóa được chi phí dự trữ, chi phí bảo hiểm, các rủi ro do sự giảm chất lượng nguyên liệu, vật liệu hàng hóa. Để thấy rõ và đánh giá được thực trạng tình hình quản trị vốn tốn kho của Công ty cổ phần Quảng Tây ta xem xét thông qua các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

31/12/2019 31/12/2020 năm 2020 so với 2019Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ(%) Hàng tồn kho 159.943.758.300 100 125.025.941.231 100 34.917.817.069 27,93 1. Nguyên liệu vật liệu 42.081.202.809 26,31 38.257.938.017 30,6 3.823.264.792 10,00 2. Chi phí SXKD dở dang 96.558.046.886 60,37 75.578.181.474 60,45 20.979.865.412 27,76 3. Thành phẩm 16.314.263.347 10,20 6.551.359.321 5,24 9.762.904.026 149,02 4. Hàng hóa 4.990.245.259 3,12 4.638.462.420 3,71 351.782.839 7,58

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động hàng tồn kho

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: BCTC các năm 2019 - 2020 tại CTCP Quảng Tây)

Công ty cổ phần Quảng Tây là công ty với ngành nghề chính là thương mại xây dựng, vì vậy hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn lưu động và có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tăng từ 125.025.941.231 đồng vào cuối năm 2019 lên 159.943.758.300 đồng vào cuối năm 2020 tăng 34.917.817.069 đồng tương ứng tăng 27,93% so với năm 2019. Để thấy rõ sự biến động này ta đi phân tích cụ thể các chỉ tiêu sau:

 Chi phí nguyên vật liệu có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong hàng tồn kho. Cụ thể, cuối năm 2019 là 38.257.938.017 đồng tăng đến năm cuối năm 2020 là 42.081.202.809 đồng (chiếm 26,31% trong tổng hàng tồn kho), tăng 3.823.264.792 đồng so với cuối năm 2019 tương ứng tăng là 10%. Nguyên vật liệu tồn kho vẫn giữ một tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng tồn kho, do đặc thù của ngành xây dựng là hoạt động sản xuất kinh doanh dựa theo đơn đặt hàng (các công trình xây dựng, các sản phẩm kinh doanh) nên khi có nhu cầu về nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh thì mới đầu tư mua sắm.

 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho. Cụ thể, vào cuối năm 2019 là 75.578.181.474 đồng tăng lên 96.558.046.886 đồng vào cuối năm 2020, tăng 20.979.865.412 đồng tương ứng tăng 27,76%. Với đặc điểm sản xuất của công ty là xây dựng công trình nên sản phẩm dở dang là rất lớn, tuy nhiên thì điều đó cũng cho thấy một lượng vốn của công ty đang bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang.

 Thành phẩm cũng có sự biến động, tăng lên 16.314.263.347 đồng vào cuối năm 2020, tăng 9.762.904.026 đồng so với năm 2019 tương ứng tăng 149,02%. Đây là dấu hiệu tốt về thành phẩm, cho thấy công ty đang đến giai đoạn nghiệm thu và bàn giao một số công trình xây dựng trong các năm vừa qua.

Để có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả quản trị vốn tồn kho dự trữ của công ty, ta cần đi phân tích tốc độ luân chuyển vốn HTK thông qua các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12: Tốc luân chuyển hàng tồn kho của Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán đồng 117.568.941.560 156.479.654.363 -38.910.712.803 -24,87 2. HTK bình quân đồng 142.484.849.766 104.428.837.226 38.056.012.540 36,44 3. Số vòng quayHTK(SVtk) (3) =(1)/(2) Vòng 0,83 1,50 -0,67 -44,93 4. Kỳ luân chuyển HTK(Ktk) (4) = 360/(3) Ngày 1.501,77 1.040,26 461,51 44,37

(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020 tại CTCP Quảng Tây)

Căn cứ vào bảng trên ta thấy, số vòng quay HTK năm 2020 là 0,83 vòng, năm 2019 là 1,50 vòng giảm 0,67 vòng tương đương giảm 44,93%. Còn kỳ luân chuyển HTK năm 2020 là 1.501,77, tăng 461,51 ngày tương ứng với tăng 32,03%. Ta thấy chỉ tiêu này khá lớn do đặc điểm của ngành xây dựng là thời gian thi công công trình thường kéo dài dẫn tới chu kỳ sản xuất dài tuy nhiên cần có những biện pháp quản lý tốt hơn để giúp rút ngắn kỳ luân chuyển HTK. Điều này còn thấy được công tác quản lý HTK của công ty chưa tốt, quá trình xây dựng diễn ra chậm. Nguyên nhân của kỳ luân chuyển HTK tăng là do giá vốn hàng bán giảm và HTK bình quân tăng.

 Tóm lại, tình hình quản trị HTK của Công ty năm 2020 là chưa tốt. Điểm tốt là kết cấu HTK của Công ty là hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của

một công ty xây dựng. Điểm chưa tốt là số vòng quay HTK giảm, kỳ luân chuyển hàng tồn kho khá lớn và có xu hướng tăng so với năm 2020. Chính điều này, Công ty cần xây dựng các biện pháp quản trị HTK hợp lý, giảm bớt lượng HTK hiện tại nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển HTK, giúp tiết kiệm chi phí hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w