Thực trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 51 - 54)

- Những nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.

4. Hệ số khả năng sinh lời Năm 2020 Năm 2019 Chênh

2.2.1. Thực trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động

Vốn lưu động tại Công ty cổ phần Quảng Tây bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và một phần là tài sản ngắn hạn khác.

Bảng 2.4: Tình hình biến động VLĐ của Công ty Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A Tài sản ngắn hạn 515.559.627.545 100,00 507.464.820.666 100,00 8.094.806.879 1,60 I Tiền và các khoản tương đương tiền 313.589.415.803 60,83 318.109.785.385 62,69 -4.520.369.582 -1,42 II Các khoản phải thu ngắn hạn 39.646.147.007 7,69 64.171.206.906 12,65 -24.525.059.899 -38,22

1 Phải thu của

khách hàng 31.332.701.457 79,03 57.049.794.765 88,90 -25.717.093.308 -45,08 2 Trả trước cho người bán 8.313.445.550 20,97 7.121.412.141 11,10 1.192.033.409 16,74 III Hàng tồn kho 159.943.758.300 31,02 125.025.941.231 24,64 34.917.817.069 27,93 1 Hàng tồn kho 159.943.758.300 100,00 125.025.941.231 100 34.917.817.069 27,93 IV TSngắn hạnkhác 2.380.306.435 0,46 157.887.144 0,03 2.222.419.291 1.407,60 2 Thuế GTGT được khấu trừ 2.380.306.435 0,46 157.887.144 0,03 2.222.419.291 1.407,60

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình phân bổ VLĐ của Công ty

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020 tại CTCP Quảng Tây)

Căn cứ vào bảng và hình trên, ta thấy VLĐ của Công ty tăng liên tục qua 02 năm. Cụ thể, TSNH cuối năm năm 2019 là 507.464.820.666 đồng đến cuối năm 2020 đạt 515.559.627.545 đồng, so với thời điểm cuối năm 2019 tăng 8.094.806.879 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,60%. Sự tăng lên của vốn lưu động chủ yếu là do sự tăng lên của hàng tồn kho, tăng 34.917.817.069 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 27,93%. Trong khi đó phải thu của khách hàng giảm 25.717.093.308 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 45,08%. Để đánh giá nguyên nhân biến động VLĐ ta đi phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau:

 Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, và có xu hướng giảm. Cụ thể, giảm từ 318.109.785.385 đồng vào cuối năm 2019 xuống 313.589.415.803 đồng vào cuối năm 2020 giảm 4.520.369.582 đồng tương ứng giảm 1,42% và chiếm 60,83% tỷ trọng trong cơ cấu TSNH. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm làm giảm hệ số thanh toán tức thời, tuy nhiên có thể tránh duy trì lượng tiền nhàn rỗi quá nhiều có thể gây lãng phí vốn. Do đó các nhà quản trị cũng cần xem xét để xác định tỷ lệ vốn tiền mặt một cách hợp lý.

 Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn thứ ba cơ cấu vốn lưu động của công ty (cuối năm 2019 là 12,65%; cuối năm 2020 là 7,69 %). Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh từ 64.171.206.906 đồng vào cuối năm 2019 xuống 39.646.147.007 đồng vào cuối năm 2020 đã giảm đi đáng kể với số tiền là 24.525.059.899 đồng tương ứng với 38,22%. Nguyên nhân chủ yếu là giảm các khoản phải thu ngắn hạn là do năm 2020 Công ty đã

hoàn thành một số công trình và thu hồi được nợ từ khách hàng. Điều này giúp công ty giảm lượng vốn bị chiếm dụng khá lớn.

 Hàng tồn kho có xu hướng tăng qua 02 năm. Cụ thể, tăng từ 125.025.941.231 đồng vào cuối năm 2019 lên 159.943.758.300 đồng vào cuối năm 2020 tăng 34.917.817.069 đồng tương ứng tăng 27,93%. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và nhiều công trình lớn vẫn chưa hoàn thành và bàn giao khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong hàng tồn kho tăng lên, vì vậy giá trị hàng tồn kho tăng lên.

 Tài sản ngắn hạn khác: Đây là loại vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vốn lưu động của công ty (cuối năm 2019 chiếm 0,03%; cuối năm 2020 chiếm 0,46%), cụ thể ở đây là thuế GTGT được khấu trừ, tăng từ 157.887.144 đồng vào cuối năm 2019 lên 2.380.306.435 đồng vào cuối năm 2020.

 Tóm lại, qua phân tích trên có thể thấy việc phân bổ VLĐ của Công ty là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại chính sách HTK trên cơ sở biến động của thị trường và nhu cầu sản xuất để bình ổn giá cả đầu vào, tránh việc phải dự trữ lượng HTK lớn gây ra tình trạng ứ đọng, gia tăng chi phí lưu trữ, gây lãng phí vốn.

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w