- Những nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.
4. Hệ số khả năng sinh lời Năm 2020 Năm 2019 Chênh
2.2.5. Thực trạng về quản trị nợ phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu, xuất phát từ các mối quan hệ bán hàng mà doanh nghiệp thường xuyên cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định. Đối với doanh nghiệp, nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể thúc đẩy được tiêu thụ, tạo cơ hội mở rộng thị phần, gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản phải thu quá lớn doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để quản lý, giám sát khách hàng trả nợ.
Do Công ty cổ phần Quảng Tây hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên giá trị của các công trình thường lớn, việc thanh toán diễn ra theo từng giai đoạn
hoàn thành các hạng mục công trình nên luôn có những khoản nợ phải thu là điều tất yếu. Để đánh giá sâu hơn về thực trạng quản lý các khoản nợ phải thu của Công ty ta xem xét bảng sau:
Bảng 2.8: Kết cấu các khoản phải thu của Công ty
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch năm 2020 so với
năm 2019 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Các khoản phải thu ngắn hạn 39.646.147.007 100,00 64.171.206.906 100,00 - 24.525.059.899 -38,22 1. Phải thu khách hàng 31.332.701.457 79,03 57.049.794.765 88,90 - 25.717.093.308 -45,08 2. Trả trước cho người bán 8.313.445.550 20,97 7.121.412.141 11,10 1.192.033.409 16,74
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động các khoản phải thu
Đơn vị tính: đồng
(Nguồn: BCTC các năm 2019 - 2020 tại CTCP Quảng Tây)
Căn cứ vào bảng trên, ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn có sự biến động. Cụ thể, giảm nhẹ từ 26.109.404.037 đồng vào cuối năm 2019 xuống 25.886.835.685 đồng cuối năm 2019, đến cuối năm 2020 đạt 33.552.086.278 đồng tăng 7.665.250.593 đồng tương ứng tăng 29,62% so với năm 2019. Để cụ thể sự biến động này ta đi phân tích các chỉ tiêu sau:
Phải thu của khách hàng: Đây là khoản mục chiếm phần lớn các khoản phải thu (cuối năm 2019 chiếm 88,90%; cuối năm 2020 chiếm 79,03%). Trong giai đoạn vừa qua, chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Cụ thể, giảm từ 57.049.794.765 đồng vào cuối năm 2019 xuống 31.332.701.457 đồng vào cuối năm 2020, giảm 25.717.093.308 đồng tương ứng giảm 45,08% so với năm 2019. Như vậy, việc giảm mạnh các khoản phải thu của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối năm giảm đi đáng kể so với thời điểm đầu năm. Việc giảm các khoản phải thu khách hàng trong năm 2020 sẽ giảm ra áp lực cho công ty trong công tác quản lý và thu hồi nợ và là dấu hiệu tốt.
Trả trước người bán có biến động tăng. Cụ thể, tăng từ 7.121.412.141 đồng vào cuối năm 2019 lên 8.313.445.550 đồng vào cuối năm 2020, tăng 1.192.033.409 đồng tương ứng tăng 16,74% so với năm 2019. Nguyên nhân tăng là do Công ty cần đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên vật liệu của công ty được diễn ra một cách liên tục thường xuyên liên tục.
Để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu, ta đi phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty qua bảng sau:
Bảng 2.9: Tình hình quản trị nợ phải thu của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần đồng 122.618.117.846 161.416.518.480 -38.798.400.634 -24,04 2. Số nợ phải thu bình quân trong kỳ đồng 44.191.248.111 35.429.056.867 8.762.191.244 24,73 3. Số vòng quay nợ phải thu (3) = (1)/(2) Vòng 2,77 4,56 -1,78 -39,10 4. Kỳ thu tiền trung bình (4) = 360/(3) Ngày 436,29 240,25 196,04 81,60
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020 tại CTCP Quảng Tây)
Căn cứ vào bảng trên ta thấy, số vòng quay nợ phải thu có xu hướng giảm. Cụ thể, giảm từ 4,56 vòng vào năm 2019 xuống 2,77 vòng năm 2020 giảm 1,78 vòng tương ứng giảm 39,10%. Cho biết, năm 2020 nợ phải thu luân chuyển được 2,77 vòng trong năm. Chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty năm 2020 là kém hơn năm 2019. Việc nợ phải thu bình quân tăng do khoản phải thu năm 2020 tăng so với năm 2019 là do năm 2020 nhiều công trình, hạng mục xây dựng của công ty đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán, dù vậy, doanh thu thuần giảm đã khiến số vòng quay nợ phải thu giảm đi.
Kỳ thu tiền trung bình tăng theo số vòng quay nợ phải thu giảm. Cụ thể, kỳ thu tiền trung bình tăng từ 240,25 ngày năm 2019 lên 436,29 ngày năm 2020 tăng 196,04 ngày tương ứng tăng 81,6%. Kỳ thu tiền trung bình năm 2020 cho biết độ dài thời gian thu tiền doanh thu trung bình là 436,29 ngày. Số vòng quay nợ phải thu thấp, kỳ thu tiền trung bài dài do CTCP Quảng Tây là
một công ty xây dựng, doanh thu chủ yếu từ các hợp đồng trung và dài hạn nên tiến độ thanh toán hợp đồng thấp.
Số vòng quay nợ phải thu giảm và kỳ thu tiền trung bình tăng làm cho thời gian vốn bị chiếm dụng đang gia tăng, nguy cơ thất thoát và lãng phí vốn tăng lên. Cụ thể hơn, ta cũng cần xem xét đến tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty trong thời gian qua ta có bảng sau:
Bảng 2.10: Tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền(đồng) Số tiền(đồng) Số tiền(đồng) Tỷ lệ