Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trịvốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 32 - 35)

- Những nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trịvốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Việc xác định cơ cấu vốn càng hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng được tối ưu. Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, mất cân đối giữa vốn lưu động và vốn cố định dẫn đến thiếu hoặc thừa một loại vốn nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

 Xác định nhu cầu vốn lưu động: Do xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó gây lãng phí vốn hay gián đoạn quá trình sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

 Việc lựa chọn dự án đầu tư: Là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đồng thời giá thành hạ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm được thúc đẩy, tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.

 Trình độ quản lý: Một doanh nghiệp có kế hoạch quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì lượng vốn lưu động không những được bảo toàn qua các kỳ kinh doanh mà ngày một tăng thêm. Đối với những doanh nghiệp có

tìnhhình quản lý sử dụng vốn mà hoạt động không tốt sẽ dẫn tới tình trạng hao hụt dần vốn lưu động và hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn.  Cơ sở vật chất kỹ thuật: Doanh nghiệp muốn vận hành tốt thì các điều kiện kỹ

thuật phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các điều kiện kỹ thuật bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, … Do đó doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.

 Chế độ lương, thưởng cho người lao động: Nhân tố ảnh hưởng đến ý thức và thái độ người lao động. Việc doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề lương, thưởng và cơ chế khuyến khích người lao động tạo môi trường làm việc thân thiện tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.3.2. Nhân tố khách quan

 Đặc thù ngành kinh doanh:

• Yếu tố sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (tính thời vụ):

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nhất định, có những loại hàng hoá có thể sản xuất quanh năm nhưng tiêu thụ lại chỉ mang tính thời vụ hoặc có những loại hàng hoá chỉ sản xuất theo thời vụ nhưng nhu cầu tiêu thụ lại quanh năm. Chính vì vậy ở các doanh nghiệp luôn dự trữ một lượng nguyên vật liệu cần thiết tránh những tình trạng rủi ro do không mua được nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa việc sản xuất và tiêu thụ cần được xem xét ở yếu tố đầu ra, lượng cầu tiêu dùng, tránh việc sản xuất ồ ạt, đồng thời đối với những sản phẩm sản xuất quanh năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lại mang tính thời vụ thì việc bảo quản đòi hỏi phức tạp và tốn kém. Do vậy doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm để đồng vốn quay vòng nhanh hơn.

Lượng cầu hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí là chuyển sang mặt hàng sản xuất khác.

Giá cả hàng hóa tác động đến sức mua của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa tăng thì sức mua giảm và ngược lại. Do đó sự biến động của giá cả ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn.

 Rủi ro và mức độ cạnh tranh trên thị trường:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, rủi ro là điểu không tránh khỏi, bao gồm rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn, sự phát triển của thị trường và tốc độ thích ứng của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác…

 Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật:

Nếu doanh nghiệp không bắt kịp sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá thành sản phẩm, do vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất kém. Điều này tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

 Chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước:

Các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến HĐKD của doanh nghiệp. Mỗi chính sách đều tác động đến DN ở những khía cạnh khác nhau.

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w