Thực trạng về quản trịvốn bằng tiền

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 59 - 65)

- Những nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.

4. Hệ số khả năng sinh lời Năm 2020 Năm 2019 Chênh

2.2.4. Thực trạng về quản trịvốn bằng tiền

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì khoản vốn bằng tiền cũng chiếm tỷ trọng cao, nhưng vấn đề là phải lớn ở mức hợp lý, tức đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục không nhiều quá gây ứ đọng vốn, không thiếu gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh hoặc làm mất cơ hội kinh doanh. Để nắm rõ vấn đề quản lý vốn bằng tiền của Công ty ta xem xét cụ thể kết cấu vốn bằng tiền của Công ty trong giai đoạn 2019 - 2020.

Bảng 2.6: Kết cấu vốn bẳng tiền của Công ty Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch năm 2020 so với 2019 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Tiền và tương đương tiền 313.589.415.803 100,00 318.109.785.385 100 -4.520.369.582 -1,42 1. Tiền mặt 111.606.473.084 35,59 96.005.533.229 30,18 15.600.939.855 16,25

2. Tiền gửi ngân

hàng 201.982.942.719 64,41 222.104.252.156 69,82 -20.121.309.437 -9,06

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động vốn bẳng tiền

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: BCTC các năm 2019 - 2020 tại CTCP Quảng Tây)

Căn cứ vào bảng và hình trên, ta thấy vốn bằng tiền của Công ty giảm qua các năm. Cụ thể, giảm từ 318.109.785.385 đồng vào cuối năm 2019 xuống 313.589.415.803 vào cuối năm 2019, giảm 4.520.369.582 đồng tương ứng giảm 1,42% so với năm 2019. Tiền mặt của Công ty có xu hướng tăng và dần chiếm tỷ trọng lớn hơn (chiếm 30,18% vào cuối năm 2019; chiếm 35,59% vào cuối năm 2020), còn lại là tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn (69,82% vào cuối năm 2019, chiếm 64,41% vào cuối năm 2020). Số lượng tiền mặt tại quỹ được giới hạn để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng, còn tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn để đáp ứng các nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan.

Công ty không có các khoản tương đương tiền, vốn bằng tiền giảm là do tiền gửi ngân hàng cuối năm 2020 giảm, mặc dù tiền mặt tăng. Cụ thể: Tiền gửi ngân hàng giảm từ 222.104.252.156 đồng vào cuối năm 2019 còn 201.982.942.719 đồng vào cuối năm 2019, giảm 20.121.309.437 đồng tương ứng tăng 9,06%. Mặt khác, tiền mặt tăng là do tại thời điểm cuối năm 2020, công ty có nhu cầu sử dụng tiền mặt nên đã rút tiền gửi ngân hàng về quỹ.

Để đánh giá được sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu chi tiêu bằng tiền của công ty, ta cần phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty qua bảng sau:

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đơn vị

tính 31/12/2020 31/12/2019

Chênh lệch năm 2020 so với 2019

Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

1.Tài sản ngắn hạn đồng 515.559.627.545 507.464.820.666 8.094.806.879 1,60% 2. Nợ ngắn hạn đồng 93.820.375.113 95.069.012.300 -1.248.637.187 -1,31% 3. Hàng tồn kho đồng 159.943.758.300 125.025.941.231 34.917.817.069 27,93% 4. Tiền và các khoản tương

đương tiền đồng 313.589.415.803 318.109.785.385 -4.520.369.582 -1,42% 5. Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời (5)= (1)/(2) Lần 5,50 5,34 0,16 2,95% 6. Hệ số khả năng thanh toán

nhanh (6)= (1-3)/(2) Lần 3,79 4,01 -0,22 -5,78% 7. Hệ số khả năng thanh toán

tức thời (7)= (4)/(2) Lần 3,34 3,35 0,01 -0,11%

Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

8. EBIT đồng 1.992.316.607 1.931.431.387 60.885.220 3,15%

9. Chi phí lãi vay đồng 0 0 0 0

10. Hệ số thanh toán lãi vay Lần - -

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện hệ số khả năng thanh toán của Công ty

Đơn vị tính: lần

(Nguồn: BCTC các năm 2019 - 2020 tại CTCP Quảng Tây)

Căn cứ vào bảng, nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty đang có diễn biến giảm theo thời gian khi mà hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm so với thời điểm cuối năm trước. Cụ thể:  Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Đây là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa

TSNH và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi TSNH thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty có xu hướng tăng. Cụ thể, cuối năm 2019 là 5,34 vào cuối năm 2020 tăng lên 5,50 tương ứng 2,95% so với năm 2019, đến cuối năm 2020 hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 5,50. Đến cuối năm 2020 hệ số này > 1, cho thấy khả năng thanh các khoản nợ đến hạn bằng TSNH hiện có của Công ty tăng lên làm cho tình hình tài chính của Công ty lành mạnh hơn.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là hệ số phản ánh một cách chặt chẽ hơn khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong kỳ mà không dựa vào việc phải bán HTK. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong giai đoạn vừa qua thay đổi theo xu hướng biến động giảm về cuối năm 2020. Cụ thể, giảm từ 4,01 lần cuối năm 2019 xuống 3,79 lần vào cuối năm 2020 giảm tương ứng 5,78% đến cuối năm 2020 là 3,79 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của HTK tăng nhanh hơn tốc độ tăng của hiệu (TSNH - Nợ ngắn hạn). Việc tăng giảm hệ số khả năng thanh toán nhanh khiến Công ty bị giảm khả năng thanh toán các khoản nợ, dù vậy, hệ số này của Công ty ở mức

khá cao, công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của Công ty khi nợ đến hạn.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là chỉ số có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của Công ty, chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn, gần như là tức thời. Hệ số này trong thời gian qua có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể, giảm từ 3,35 lần vào cuối năm 2019 xuống 3,34 lần vào cuối năm 2020, giảm 0,01 lần tương ứng 0,11% so với cuối năm 2019. Nguyên nhân của sự tăng lên là do tốc độ giảm của tiền và các khoản tương đương tiền lớn hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Dù vậy, hệ số này của Công ty ở mức khá cao, công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán tức thời bằng tiền của Công ty khi nợ đến hạn.

 Tóm lại, công tác quản trị vốn bằng tiền của Công ty dược duy trì tương đối tốt, lượng tiền dự trữ giảm nhưng khả năng thanh toán tức thời của công ty vẫn duy trì ở mức khá cao. Về cơ bản, Công ty đảm bảo được các khả năng thanh toán các khoản nợ của mình trong năm 2020. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát được khả năng thanh toán bởi lẽ hệ số khả năng thanh toán nhanh và tức thời đang có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu 245 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN QUẢNG tây (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w