Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng La Brasserie, khách sạn Nikko Sài Gòn (Trang 87 - 89)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.4.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Trong nghiên cứu này 5 nhóm biến đã thông qua kiểm định độ tin cậy như (1) Khả năng đáp ứng sản phẩm, (2)Cơ sở vâ ̣t chất , (3)Nhân viên, (4)Quy trình phục vụ, (5)Vê ̣ sinh sẽ được tiến hành phân tích nhân tố để lọai ra các biến không phù hợp và rút gọn thành các nhóm biến có ý nghĩa hơn. Có nghĩa là rút gọn tâ ̣p hợp biến quan sát Xk thành tâ ̣p hợp biến nhân tố Fj (thỏa điều kiê ̣n k > j).

Ở lần phân tích nhân tố đầu tiên, phát hiện biến “CSVC4” (Các dụng cụ để phục vụ đồ ăn cho khách mới) bị loại khỏi ma trận xoay do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. Ở lần phân tích thứ 2, biến “SP6” (Món ăn luôn được thêm đầy trên quầy Buffet cho khách) loại khỏi ma trận xoay do có hệ số tải nhân tố nằm ở 2 cột và chênh lệch nhau dưới 0.3. Theo Jabnoun & Al-Tamimi (2003), khi biến đó thuộc có hệ tố tải nằm đồng thời trên hai hay nhiều nhân tố, thì để đảm bảo giá trị phân biệt hệ số tải phải chênh lệch nhau 0.3 thì mới được giữ lại, khi đó biến này sẽ thuộc về nhân tố có hệ số tải cao hơn.. Kết quả phân tích nhân tố lần 3, tất cả các biến đều thỏa điều kiện và đạt yêu cầu.

Bảng 2..12: Ma trâ ̣n xoay các nhân tố lần 3

Component

1 2 3 4 5 6

QTPV1 - Luôn sẵn sàng đón khách ,812 QTPV2 - Đầy đủ dụng cụ ăn ,805 QTPV3 - Phục vụ món ăn đúng ,782 QTPV7 - Luôn chủ động dọn de ̣p ,745

QTPV6 - Phục vụ nhanh ,710

QTPV4 - Phục vụ nước uống đúng ,686 QTPV5 - Chủ động châm thêm nước ,607

NV2 - Thái độ vui vẻ ,888

NV1 - Đồng phục đe ̣p ,867

NV4 - Tiếng Anh tốt ,854

NV6 - Giải quyết than phiền tốt ,798

NV3 - Phong cách chuyên nghiê ̣p ,785

NV5 - Đáp ứng yêu cầu nhanh ,639

SP1 - Nhiều món ăn ,802

SP4 - Khẩu vi ̣ ngon ,758

SP7 - Vê ̣ sinh thực phẩm ,740

SP5 - Hải sản tươi ,621

SP3 - Trang trí đe ̣p mắt ,597

VS2 - Bàn ăn sa ̣ch ,816

VS1 - Đầu bếp luôn dùng bao tay ,781

VS4 - Sàn phòng ăn sa ̣ch ,767

VS3 - Dụng cụ ăn sa ̣ch ,724

CSVC7 - Thang máy hiê ̣n đa ̣i ,758

CSVC6 - Bàn ghế chắc chắn ,716

CSVC8 - Nhà vê ̣ sinh sa ̣ch sẽ ,681

CSVC5 - Nhiê ̣t độ phòng mát ,668

CSVC1 - Không gian rộng ,791

CSVC2 - Nha ̣c nền đủ nghe ,786

CSVC3 - Trang trí đe ̣p ,751

(Nguồn: Phân tích 2017)

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Dựa theo kết quả ở phụ lục G, tổng phương sai trích 62,822% > 50%. Do đó, phân tích nhân tố là phù hợp và 6 nhân tố mới được trích ra này có thể giải thích được 62,822% biến thiên của dữ liệu.

Sau khi kết thúc quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA của tâ ̣p hợp biến quan sát Xk (k=32) được rút gọn thành tâ ̣p hợp biến nhân tố Fj (j=6) gồm 30 biến quan sát có hê ̣ số tải nhân tố > 0.5. Sáu nhân tố mới được xác định trong bảng 2.13 được miêu tả như sau:

Bảng 2.13: Tổng hợp các biến nhân tố Fj sau khi phân tích EFA Tên nhân tố Ký hiê ̣u Nhân tố Biến quan sát

Khả năng đáp ứng sản phẩm X1_SP F1 SP1, SP2, SP3, SP4, SP5, SP7

Nhân viên X2_NV F2 NV1, NV2, NV3, NV4,

NV5, NV6

Quy trình phục vụ X3_QTPV F3

QTPV1,QTPV2, QTPV3, QTPV4,QTPV5, QTPV6, QTPV7

Vê ̣ sinh X4_VS F4 VS1, VS2, VS3, VS4

Cơ sở vâ ̣t chất A X5_CSVCA F5 CSVC5,CSVC6,

CSVC7, CSVC8

Cơ sở vâ ̣t chất B X6_CSVCB F6 CSVC1, CSVC2,

CSVC3 (Nguồn: Phân tích 2017)

*Phân tích nhân tố thang đo hài lòng chung về chất lượng di ̣ch vụ

Sau khi phân tích EFA đối với biến phụ thuộc hài lòng chung về chất lượng di ̣ch vụ(ĐGC1,ĐGC2,ĐGC3) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14: Kết quả kiểm đi ̣nh KMO biến phụ thuô ̣c KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,586

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 247,233

Df 3

Sig. ,000

(Nguồn: Phân tích 2017)

Với kết quả kiềm định KMO ở bảng 2.14, hệ số KMO là ,586 lớn hơn 0.5 và p - value của kiểm định Barlett bé hơn 0.05 nên ta có thể kết luận phân tích nhân tố là phù hợp và có thể sử dụng các kết quả đó. Kết quả ở phụ lục G cho thấy, phương sai trích = 66,281% thể hiện rằng một nhân tố được rút ra giải thích được 66,281% biến thiên của dữ liệu, thang đo được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng La Brasserie, khách sạn Nikko Sài Gòn (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)