Nghĩa của biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 26 - 29)

tụng hình sự

Một là, quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng

hình sự nói chung và về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm [17,tr10].

Tội phạm về bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự bảo vệ. Tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến sự bền vững và ổn định của chế độ nhà nước, chế độ kinh tế- chính trị và xã hội, đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân cũng như các quy tắc của cuộc sống xã hội- xã hội chủ nghĩa. Do đó, Nhà nước ta coi việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời , xử lý nghiêm minh nhằm tiến tới loại trừ hiện tượng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và phải được tiến hành một cách kiên quyết, triệt để. Việc quy định và đảm bảo thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS là biểu hiện cụ thể quan điểm đó của Nhà nước [12,tr199].

Hai là, việc đưa biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp thay

thế cho biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định trong BLTTHS năm 2003 còn góp phần đảm bảo theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định

hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang”. Hoạt

động bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội vì bắt người đúng hay không đúng các quy định của pháp luật có liên quan và ảnh

hưởng đến các quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... Và trên thực tế trong những trường hợp khẩn cấp, mang tính cấp bách, các cơ quan có thẩm quyền có thể bắt khẩn cấp khi có căn cứ bắt khẩn cấp, sau đó mới đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp nhưng điều này sẽ không phù hợp với tinh thần Hiến pháp nói trên. Do vậy, quy định việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong BLTTHS hiện hành đã khắc phục được hạn chế trong quy định của BLTTHS năm 2003, góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự cho phù hợp với thực tiễn.

Cũng giống như các biện pháp ngăn chặn khác, giữ người trong trường hợp khẩn cấp chỉ được áp dụng đối với đối tượng nhất định, trong những trường hợp nhất định khi có các căn cứ pháp luật quy định nên đã bảo đảm sự dân chủ, thể hiện sự tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp không những tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năng của mình mà còn nhằm đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Điều này được thể hiện ở chỗ việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp không xuất phát từ ý muốn chủ quan, bởi sự áp đặt từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà là từ các quy định của pháp luật, xuất phát từ pháp luật và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn [17,tr12]. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự khi áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp về các phương diện như: đối tượng, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng... trước hết là xuất phát từ sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, đối tượng của biện pháp ngăn chặn này. Mọi trường hợp thực hiện không đúng các quy định của pháp luật trong việc

áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp đều phải bị phát hiện và khắc phục kịp thời. Mọi hành vi trái pháp luật khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đều bị xử lý nghiêm minh.

Ba là, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện

pháp ngăn chặn, do đó, cùng với các biện pháp khác đã góp phần bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Trước hết, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là điều kiện hết sức cần thiết không thể thiếu nhằm đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền khác nhằm đạt hiệu quả, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra trong các giai đoạn tố tụng một cách chính xác, nhanh chóng, trong đó cơ bản nhất là phát hiện kịp thời, xử lý đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật. Lênin đã từng chỉ rõ: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng, mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì bị trừng phạt, mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện” và tất nhiên bị xử lý bằng hình sự.

- Quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thực chất là quá trình nhận thức về vụ án hình sự (nhận thức về một hiện tượng xã hội đã xảy ra). Muốn có nhận thức đúng, các cơ quan có thẩm quyền phải thu thập được đầy đủ các tài liệu thực tế để chứng minh sự việc phạm tội một cách trung thực, khách quan, chính xác. Mặc dù nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, song hiệu quả của của hoạt động chứng minh một phần chịu ảnh hưởng từ thái độ khai báo của đối tượng phạm tội và từ những thuận lợi, khó khăn mà các đối tượng này có thể đem lại trong quá trình giải quyết vụ án. Thông thường thì khi thực hiện tội phạm hoặc ngay cả khi trong trường hợp

đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, người phạm tội đã ít nhiều nhận thức được những hậu quả mình phải gánh chịu, do vậy họ thường tính toán những phương án cần thiết để trốn tránh pháp luật hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm mà họ đã hoặc sẽ thực hiện, nhất là trọng tội (rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng) [15,tr19]. Do đó, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả ngay từ đầu các hành vi thực hiện tội phạm hoặc hành vi trốn tránh, gây khó khăn cho việc xử lý người phạm tội là một tất yếu khách quan. Mặt khác, việc quy định và áp dụng các BPNC nói chung và giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, giúp cho các hoạt động này được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Bởi lẽ, tính đặc thù của các biện pháp này là “cưỡng chế nhằm ngăn chặn” đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn mà người phạm tội có thể gây ra cho quá trình giải quyết vụ án.

Như vậy xét một cách toàn diện, quy định và đảm bảo áp dụng nghiêm chỉnh biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự là thể hiện sự tập trung và rõ nét của sự dân chủ, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)