có như vậy khi thực hiện các cơ quan và những người tiến hành tố tụng mới không vấp phải những khó khăn. Yêu cầu nghiệp vụ đối với hoạt động giữ người trong trường hợp khẩn cấp là: đảm bảo tính bất ngờ, kịp thời, chính xác và khác quan. Muốn đạt được yêu cầu như vậy đòi hỏi công tác chuẩn bị cho việc giữ người phải hết sức chu đáo. Trước khi giữ người phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và các tài liệu xác minh ban đầu cũng như tình hình khác có liên quan, phải lập kế hoạch cụ thể như về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, công cụ phương tiện hộ trợ áp dụng đúng chiến thuật trong từng trường hợp cụ thể, tránh tư tưởng vội vàng, nôn nóng dẫn đến chủ quan, sơ hở khi giữ người, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người áp dụng.
Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không chỉ có người tiến hành tố tụng mà còn có những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hay chỉ huy tàu bay, tàu biển. Bởi vậy, việc đảm bảo các yêu cầu về nghiệp vụ lại càng quan trọng, cần có những biện pháp cụ thể, rõ ràng để nâng cao nghiệp vụ của các chủ thể trên, giúp họ có thể giải quyết tất cả các trường hợp phát sinh trong thực tế và vẫn bảo đảm được việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trường hợp khẩn cấp
Cùng với chủ trương đổi mới kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện công cuộc xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN của nước ta, yêu cầu khác quan đặt ra là phải đổi mới Bộ máy Nhà nước, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước cho phù hợp. Đề cao việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế. Kết hợp đồng bộ đổi mới quan điểm lập pháp với cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Trong đó, cải cách tư pháp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng để Đảng và Nhà nước thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm dân chủ, pháp chế XHCN.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, thể hiện qua nhiều Nghị quyết của Đảng, đặc biệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Tiếp tục phát huy và thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 02/06/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” được ban hành. Đây là những văn bản đặc biệt quan trọng, định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật TTHS ở Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề cải cách tư pháp đang đứng trước những thách thức: tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người và là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.
Sau hơn một năm BLTTHS năm 2015 có hiệu lực và được triển khai vào thực tiễn, các quy định mới đã tháo gỡ được nhiều vấn đề mà BLTTHS năm 2003 còn tồn tại. Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu, trong thời gian vừa qua, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn một số vướng mắc cần giải quyết. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này chính là một yêu cầu tất yếu.