Yêu cầu về chính trị

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 64 - 66)

Đời sống pháp luật thường xuyên chịu sự chi phối, tác động mạnh mẽ của hàng loạt những nhân tố khách quan và chủ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau từ chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên; văn hoá, tâm lý, đạo đức; tư tưởng; lối sống; kỹ thuật, khoa học và công nghệ. Trên phương diện triết học và luật học, những vấn đề này thuộc nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của pháp luật. Thông qua đó, thể hiện sự tác động qua lại giữa pháp luật và các hiện tượng, các quá trình của đời sống xã hội. Trong đó, phải kể đến yếu tố chính trị. Chính trị luôn gắn với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật được ban hành dựa trên các đường lối chính sách đó. Với đường lối đổi mới, mục tiêu xây dựng nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân, pháp luật Việt Nam là nền tảng bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Mặt khác, chính sách bao giờ cũng đi trước pháp luật, mang tính định hướng và là nền tảng của pháp luật, chính sách phải phản ánh khách quan, trung thực điều kiện kinh tế- xã hội tại một thời điểm cụ thể và dự báo xu thế, khả năng phát triển cho tương lai. Nếu chính sách không làm tốt điều này thì thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản pháp luật cũng không có tính khả thi. Ngoài ra, chính trị được thể hiện thông qua các chính sách thì thường có tính ổn định tương đối để luật pháp có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống vì pháp luật luôn hướng tới mục tiêu chung, thống nhất trong mỗi giai đoạn nhất định nên pháp luật có tình đồng bộ và ổn định.

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự nói chung và về giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng chính là cụ thể hóa đường lối, chính sách của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Bởi vậy một trong những yêu cầu rất quan trọng khi thực hiện biện pháp này là chú ý tới yêu cầu về chính trị. Khi đây là một vấn đề nhạy cảm đối với nước ta trong thời kỳ mới, có rất nhiều các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá Nhà nước ta. Do vậy, yêu cầu chính khi khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng cần phải được đặc biệt chú ý, nếu xảy ra sai sót cho dù rất nhỏ cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, yêu cầu chính trị đặt ra là:

- Các quy định của pháp luật về giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải đầy đủ, cụ thể và hoàn chỉnh, thống nhất, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, phù hợp với nhiệm vụ lâu dài và nhiệm vụ chiến lược trước mắt của Đảng và Nhà nước đề ra.

- Hoạt động giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trên phạm vi toàn quốc, yêu cầu chính trị của địa phương trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước, do vậy cần phải biết vận dụng linh hoạt biện pháp ngăn chặn này cũng như các biện pháp khác theo quy định của BLTTHS. Có thể vì lợi ích chính trị mà một số đối tượng (liên quan đến các hoạt động tôn giáo, dân tộc, ngoại giao) không thể áp dụng các biện pháp nghiêm khắc mà nên áp dụng các biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn. Bởi vậy, trong các trường hợp này, trước khi ra quyết định cần cân nhắc, xác định những hậu quả có thể xảy ra sau khi áp dụng những biện pháp ngăn chặn [9, tr85].

- Khi tiến hành biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không chỉ có một nhiệm vụ thực hiện tốt việc

áp dụng đối với đối tượng mà còn có trách nhiệm thông báo cho gia đình, chính quyền địa phương nơi họ cư trú để tránh sự lo lắng, căng thẳng đối với thân nhân của người bị áp dụng, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, tạo thuận lợi cho quá trình điều tra xử lý và giáo dục người phạm tội sau này [9, tr86].

Như vậy, việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp cần đáp ứng một cách tuyệt đối yêu cầu về chính trị để thể hiện quyền lực của Nhà nước cũng như chính sách của Đảng ta trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)