Yêu cầu về pháp luật

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 66 - 69)

Luật tố tụng hình sự là công cụ sắc bén của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, thể hiện quyền lực của Nhà nước, quyền lực của nhân dân một cách mạnh mẽ, công khai và trực tiếp. Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Luật tố tụng hình sự tạo căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, thể hiện sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội.

Để đạt được mục đích đó, trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự hay cụ thể là biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ngoài yêu cầu về chính trị thì còn cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể là:

- Việc giữ người phải đúng đối tượng, có căn cứ: Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, bản chất của Nhà

nước ta là nhà nước dân chủ. Vì vậy, việc tôn trọng các quyền cơ bản của công dân là một trong những nhiệm vụ của pháp luật nói chung và của pháp luật TTHS nói riêng. Luật TTHS là công cụ sắc bén của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, thể hiện rất rõ nét tính giai cấp và quyền lực của Nhà nước. Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng có quyền tiến hành những hoạt động tố tụng và ra những quyết định tố tụng có tính chất bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan. Trong các hoạt động và các quyết định đó, có những hoạt động và quyết định, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ động chạm đến các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định. Bởi vậy, trước khi áp dụng các biện pháp đó, các chủ thể có thẩm quyền phải xem xét, kiểm tra đối tượng cũng như các căn cứ áp dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn, không mang tính chất trừng phạt mà chỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình TTHS. Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này sẽ bị hạn chế sự tự do- một trong những quyền cơ bản của công dân. Bởi vậy, trước khi áp dụng, người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải cân nhắc hết sức thận trọng đến yếu tố: Có chính xác là cần áp dụng với đối tượng đó hay không? Căn cứ áp dụng là gì? Đây là trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Bởi việc giữ khẩn cấp đúng người, đúng pháp luật sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay hành vi trốn tránh, gây khó khăn cho việc xử lý người phạm tội, nhưng nếu áp dụng sai đối tượng, căn cứ áp dụng không rõ ràng thì không chỉ xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân mà còn làm giảm uy tín của Nhà nước, gây hoang mang dư luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu chế độ, chống lại Nhà nước.

Do vậy, một trong những yêu cầu rất quan trọng đặt ra cho người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp là áp dụng đúng người, có căn cứ rõ ràng, chính xác theo quy định của BLTTHS 2015.

- Việc giữ người phải đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan của Bộ đội biên phòng, của Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển…Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu.

BLTTHS 2015 quy định cụ thể thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Đối với biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS cũng đã quy định rõ ràng những người có thẩm quyền ra lệnh giữ khẩn cấp. Đó có thể là người tiến hành tố tụng hoặc người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Những chủ thể này sau khi xác định được thẩm quyền của mình còn cần phải nắm được nhiệm vụ và quyền hạn của mình là như thế nào? Để từ đó tuân thủ nghiệm chỉnh những quy định của BLTTHS.

Cùng với việc tuân theo quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thì việc tuân thủ các quy định về thủ tục áp dụng là rất quan trọng. BLTTHS năm 2015 có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giữ khẩn cấp. Bởi vậy, trong quá trình áp dụng trên thực tế, những chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành cần tuân thủ theo đúng những cách thức, yêu cầu

cụ thể đó, đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như các nguyên tắc cơ bản khác trong TTHS.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)