Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 57 - 64)

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn mới được bổ sung vào BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

Trên thực tế, việc áp dụng các quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp đã góp phần phát huy được tác dụng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng biện pháp này đã nảy sinh một số bất cập, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, hạn chế trong việc áp dụng thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Trong thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn xảy ra tình trạng chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Việc đọc lệnh giữ người trong nhiều trường hợp còn mang tính thủ tục hình thức, đặc biệt, chưa chú trọng vào việc giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ. Nhiều trường hợp, CQĐT triệu tập đối tượng nghi vấn lên làm việc tại trụ sở CQĐT hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người bị giữ rồi tiến hành thu thập chứng cứ cần thiết, sau đó ra lệnh và thực hiện ngay việc giữ khẩn cấp đối tượng tại các địa điểm này nên không có sự tham gia đầy đủ của người chứng kiến. Người chứng kiến trong trường hợp này được xác định là người tham gia tố tụng, có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, cùng với tính chất khẩn cấp của biện pháp mà việc mời người chứng kiến trong một số trường hợp không được thực hiện. Ngoài ra, cũng có trường hợp sau khi tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo cho gia đình người bị giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị giữ cư trú hoặc làm việc cũng chậm trễ.

- Thứ hai, hạn chế trong việc xác định căn cứ, đối tượng áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Việc xác định căn cứ giữ khẩn cấp đôi khi còn lúng túng, chưa cụ thể, có lúc có nơi còn để xảy ra tình trạng lạm dụng việc giữ khẩn cấp. Trên thực

tế, vẫn còn xảy ra các trường hợp giữ khẩn cấp không đúng căn cứ, căn cứ giữ khẩn cấp chưa rõ ràng nhưng vẫn tiến hành giữ hoặc giữ khi tính khẩn cấp không còn. Điều này thường gặp ở trường hợp do nghi vấn được CQĐT mời lên, gọi hỏi rồi tiến hành giữ khẩn cấp luôn.

- Thứ ba, hạn chế về nghiệp vụ

TTHS là một lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Do đó, đòi hỏi những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có năng lực, trình độ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho các hoạt động TTHS được tiến hành đúng đắn các quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai [20,tr106]. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng cho thấy một trong những hạn chế của hoạt động này là xuất phát từ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các chủ thể khác được pháp luật trao quyền. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, các chủ thể có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp ngoài Thủ trưởng, phú Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp còn có: Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biờn phũng, hay Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đó rời khỏi sân bay, bến cảng…Một số chủ thể có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp trình độ pháp luật và nghiệp vụ còn hạn chế. Nên trong thực tế còn lúng túng, thiếu chính xác, có trường hợp không thể tiến hành giữ khẩn cấp hoặc tiến hành không đúng trình tự, thủ tục luật định.

* Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

- Thứ nhất, một số quy định của pháp luật TTHS về giữ người trong trường hợp khẩn cấp chưa được quy định cụ thể, không phù hợp với thực tế áp dụng. Một số quy định trong BLTTHS chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn kịp thời nên xuất hiện những cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Sau khi BLTTHS 2015 có hiệu lực thi hành,

cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã có Công văn số 2000/CSĐT(C44) hướng dẫn việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp và cách tính thời hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ công an- Bộ Quốc phòng đã ban hành thông tư liên tịch số: 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng một số hạn chế, vướng mắc vẫn chưa thể giải quyết.

- Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa có biện pháp khắc phục kịp thời những biểu hiện vi phạm. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa CQĐT với các đơn vị khác trong quá trình áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn chưa thực sự hiệu quả, thiếu đồng bộ. Trong nhận thức của một số cán bộ còn cho rằng việc phối hợp này chỉ là trách nhiệm nên chưa nhiệt tình, sâu sát. Các thông tin từ CQĐT đến các đơn vị phối hợp nhiều khi chưa được cung cấp hết với tâm lý cho rằng nếu cung cấp hết sẽ lộ bí mật, lộ công tác nghiệp vụ [20, tr110-111].

- Thứ ba, trách nhiệm của nhiều cán bộ chưa cao, còn có tư tưởng nặng về trấn áp. Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và những người có trách nhiệm, quyền hạn còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn. Cá biệt một số người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn sa sút về đạo đức nghề nghiệp, tiêu cực về kinh tế, bệnh thành tích hoặc động cơ khác, có thái độ coi thường pháp luật, không tôn trọng quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

- Thứ tư, do tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế tội phạm mang tính quốc tế, toàn cầu hóa làm phát sinh nhiều tội phạm mới nguy hiểm trong

khi các điều kiện phương tiện, trang bị, chế độ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa được ưu tiên đầy đủ đã làm hạn chế năng lực thực thi nhiệm vụ theo pháp luật TTHS dẫn đến hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa cao. Đối với việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, đặc trưng của việc áp dụng biện pháp này là mang tính chất nhanh chóng, kịp thời và bất ngờ. Những chủ thể có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng đa dạng bao gồm cả người tiến hành tố tụng, những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hay cả người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Bởi vậy, họ có rất ít kinh nghiệm khi tiến hành giữ khẩn cấp một đối tượng đang chuẩn bị thực hiện một tội phạm rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hay đã thực hiện một tội phạm.

- Thứ năm, ý thức pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân còn hạn chế. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Họ coi các biện pháp này là mang tính trừng phạt; coi việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hay các biện pháp ngăn chặn khác là trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Những hạn chế này đã tạo ra tâm lý thụ động, e dè khi họ tham gia phối hợp trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, hay thậm chí nhiều cá nhân bất hợp tác, có những hành vi chống đối lại các cơ quan chức năng [20, tr111].

- Thứ sáu, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, công vụ, phương tiện phục

vụ cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Một trong những yếu tố gúp phần không nhỏ vào thành công của hoạt động giữ người trong trường hợp khẩn cấp là cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ cho việc áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện còn thiếu

thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, gây ra hạn chế cho việc chỉ đạo, thông tin liên lạc và việc trấn áp đối tượng, nhất là việc giữ khẩn cấp các đối tượng nguy hiểm. Trong khi đó hiện nay, các đối tượng phạm tội thường sử dụng cụng cụ, phương tiện hiện đại, thủ đoạn gây án tinh vi, nhanh chóng tẩu thoát sau khi gây án làm cho công tác giữ khẩn cấp đối tượng còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều địa phương ở nước ta có địa hình hiểm trở, phức tạp nên trong nhiều trường hợp, việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn gặp nhiều hạn chế.

Kết luận chương 2

Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những sự thay đổi so với BLTTHS năm 2003 về biện pháp ngăn chặn, trong đó là điểm mới về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Các quy định về biện pháp này khá đầy đủ và hoàn chỉnh, góp phần tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng như các chủ thể khác có thẩm quyền áp dụng, mặt khác, tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thời gian vừa qua được tiến hành thận trọng đã phần nào phát huy được tác dụng tích cực, khắc phục được tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp trong thời gian trước. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án đúng đắn, nhanh chóng, chính xác, đảm bảo theo đúng pháp luật, đúng đối tượng.

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, trên thực tế vẫn còn bộc lộ một số bất cập xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: bất cập trong việc áp dụng trình tự, thủ tục tiến hành, bất cập trong việc xác định căn cứ, đối tượng giữ khẩn cấp… Do vậy, cần tập trung nghiên cứu những giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thời gian tới.

Chương 3

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP 3.1. Các yêu cầu của việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Một phần của tài liệu Tài liệu Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật Tố tụng (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)