Khái quát về thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 46 - 55)

8. Kết cấu của luận án

1.1.2. Khái quát về thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết

1.1.2.1. Khái quát về thông tin kế toán công bố a. Khái niệm thông tin kế toán công bố

Thông tin doanh nghiệp công bố (Corporate Disclosures) được hiểu là tất cả các thông tin được công bố bởi doanh nghiệp tới các đối tượng quan tâm, chủ yếu là các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Các thông tin được công bố là các thông tin

được yêu cầu theo luật định hoặc doanh nghiệp tự nguyện công bố, những tất cả các thông tin này đều được cho là có ý nghĩa nhất định đến quyết định của người sử dụng thông tin. Các thông tin này biểu thị cho chất lượng “hàng hóa” mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp chủ yếu công bố thông tin thông qua báo cáo thường niên, báo cáo tài chính. Các thông tin mà doanh nghiệp công bố trên các báo cáo này phần lớn là thông tin kế toán của doanh nghiệp

Thông tin kế toán công bố (Accounting Disclosures) bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các thông tin này được trình bày trên hệ thống các báo cáo do bộ phận kế toán cung cấp. Báo cáo do hệ thống kế toán cung cấp bao gồm: báo cáo kế toán quản trị, báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Trong đó, báo cáo kế toán quản trị không được công bố rộng rãi ra bên ngoài mà chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp. Báo cáo thuế được lập trên cơ sở biểu mẫu và quy định cũng như nguyên tắc tính thuế của cơ quan Nhà nước. Các báo cáo tài chính (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cảo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) được doanh nghiệp công bố rộng rãi cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin kế toán cũng có thể được công bố trên các phần khác thuộc báo cáo thường niên của doanh nghiệp, nhất là các thông tin tự nguyện công bố.

Như vậy, theo nghĩa hẹp, thông tin kế toán công bố được hiểu là thông tin do kế toán cung cấp chủ yếu thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các thông tin này thường được trình bày theo quy định của chuẩn mực kế toán, chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính và các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Ủy ban chứng khoán, Bộ tài chính. Vì vậy, đó chính là các thông tin công bố một cách bắt buộc. Bên cạnh đó, để thông tin công bố thực sự trở nên hữu ích cho người sử dụng thông tin thì các doanh nghiệp còn công bố thêm các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định của người sử dụng thông tin (thường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp) – đó chính là các thông tin kế toán công bố tự nguyện.

Đối tượng sử dụng thông tin là bất kỳ tổ chức, cá nhân có quan tâm nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các đối tượng bên trong (như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các cấp quản lý của doanh nghiệp, bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp, …) và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (như các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các chủ nợ, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan ban hành luật, cơ quản quản lý Nhà nước…). Theo Solmons (1986) cho rằng có ít nhất năm nhóm đối tượng sử dụng thông tin với mục tiêu lợi ích và yêu cầu thông tin khác nhau, bao gồm: nhà đầu tư và chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên, nhà hoạch định chính sách và công chúng.

b. Vai trò, ý nghĩa của thông tin kế toán công bố

Thông tin kế toán công bố thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đóng vai trò như là cầu nối giữa doanh nghiệp với người sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin mà doanh nghiệp công bố ra bên ngoài là kênh cung cấp thông tin chính thống và có giá trị pháp lý cao so với nhiều thông tin khác như thông tin báo chí; thông tin từ các diễn đàn, … Chính vì vậy, thông tin kế toán công bố bởi các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin, nhất là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Theo Cooke (1989), công bố thông tin về các khoản mục trong Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên là phù hợp và quan trọng đối với quá trình ra quyết định của người sử dụng – những người không có khả năng tiếp cận nguồn thông tin theo nhu cầu; và nếu như một thông tin kế toán phù hợp và trọng yếu nhưng không được công bố thì sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin. Thông tin kế toán công bố cung cấp thông tin để phù hợp với nhu cầu khác nhau của các đối tượng sử dụng thông tin.

- Nhà quản lý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thông tin kế toán công bố được sử dụng bởi đội ngũ quản lý của doanh nghiệp, nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là xác thực lại kết quả hoạt động đã diễn ra và ít phục vụ cho mục tiêu quản lý hằng ngày. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của Collis và Jarvis, (2002), Sian và Roberts (2009), các

thông tin này này sẽ giảm tầm quan trọng khi doanh nghiệp có quy mô lớn và phát triển hệ thống thông tin quản trị, hệ thống kế toán máy.

- Nhà đầu tư/ cổ đông:

Vì mặt hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin, để đưa ra quyết định đầu tư, các thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp (AcSB, 2007). Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, mong muốn thu được lợi nhuận từ khoản tiền đầu tư bỏ ra vào doanh nghiệp, nguồn lợi nhuận này có thể được đến từ cổ tức được chia hay đến từ việc mua bán chứng khoán trên thị trường. Họ mong muốn rằng sau một thời gian nhất định đầu tư vào doanh nghiệp sẽ thu được số tiền lớn hơn lúc ban đầu. Chính vì nhu cầu này, mà các nhà đầu tư khi sử dụng các thông tin kế toán công bố thường đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai,

- Cơ quan thuế

Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển đã chỉ ra rằng cơ quan thuế là một trong những đối tượng chính sử dụng thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp. Cuộc khảo sát của Barker và Noonan (1996) đã khẳng định, cơ quan thuế sử dụng các thông tin này để đối chiếu với báo cáo tài chính đã được nộp cho cơ quan thuế và đánh giá độ tin cậy của các thông tin về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Sian và Roberts (2006) nhận định rằng do các thông tin kế toán của các doanh nghiệp lập theo chuẩn mực kế toán, khác biệt so với quy định của Thuế, do đó các thông tin kế toán công bố này của doanh nghiệp không được sử dụng nhiều cho mục đích quyết toán xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

- Ngân hàng

Trong quá trình ngân hàng cho vay, việc đưa ra quyết định cho vay và sau đó kiểm soát khoản vay là hai hoạt động chính. Các ngân hàng thương mại sẽ chỉ cho

vay với những khách hàng có năng lực tài chính tốt và có khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi.

Việc sử dụng các thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay phụ thuộc vào một số nhân tố như quy trình cho vay của ngân hàng, tính sẵn có của vốn và đặc biệt là độ tin cậy của các thông tin kế toán. So với các loại hình doanh nghiệp khác, độ tin cậy của các thông tin từ doanh nghiệp niêm yết có độ tin cậy cao hơn vì chúng đều phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được UBCKNN chấp thuận.

Khác biệt với nhà đầu tư, các ngân hàng khi sử dụng các thông tin kế toán khi cho vay thường quan tâm tới các chỉ tiêu liên quan tới tính thanh khoản và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp vay vốn.

Như vậy có thể thấy rằng, các thông tin kế toán được doanh nghiệp niêm yết công bố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

c. Các yêu cầu đối với thông tin kế toán công bố

Trong những năm gần đây, tình trạng gian lận trong các thông tin kế toán công bố xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với những người sử dụng thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp và kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn lớn. Do vậy, các yêu cầu đối với thông tin kế toán công bố luôn là mối quan tâm hàng đầu trong thị trường tài chính.

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Chuẩn mực kế toán Việt Nam đều dựa trên quan điểm chính là chất lượng thông tin kế toán công bố đồng nghĩa với chất lượng của Báo cáo tài chính. Nghĩa là các thông tin kế toán này phải cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng, phù hợp, tin cậy, dễ hiểu với người sử dụng nhằm giúp họ đưa ra các đánh giá và những dự đoán trong tương lai gần về tình hình tài chính và về các nguồn lực của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh hay dự đoán về thời gian và tính không chắc chắn của dòng tiền và các nghĩa vụ với

các nguồn lực doanh nghiệp. Từ đó, các đối tượng sử dụng này đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Trong đó, các tiêu chuẩn chất lượng thông tin chủ yếu tập trung vào các nội dung: chính xác, đầy đủ, có thực, kịp thời, thích hợp (liên quan tới nội dung thông tin); nhất quán, khách quan (liên quan tới phương pháp ghi nhận và xử lý thông tin); có thể hiểu được (liên quan tới trình bày thông tin).

1.1.2.2. Phân loại thông tin kế toán công bố

Có nhiều cách thức phân loại thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp, và có 2 cách phân loại thường được sử dụng nhiều nhất đó là căn cứ vào thời gian yêu cầu công bố và căn cứ vào báo cáo trình bày thông tin

a. Phân loại theo thời gian yêu cầu công bố

Dựa theo thời gian yêu cầu công bố thông tin, các thông tin kế toán công bố bởi các doanh nghiệp niêm yết được phân chia thành 03 loại, bao gồm Thông tin công bố định kỳ, Thông tin công bố bất thường và Thông tin công bố theo yêu cầu

- Thông tin công bố định kỳ

Công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng là việc công ty phải công bố một số loại thông tin có tính chất lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ. Đối với những thông tin này, cả công ty đại chúng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý đều chủ động biết được khoảng thời gian thông tin sẽ được công khai trên thị trường. Do đó, việc giám sát tính kịp thời của thông tin trong trường hợp này khá dễ dàng.

Các công ty thường có thời hạn khá dài để chủ động thực hiện công bố các thông tin có tính định kỳ. Theo thông lệ, pháp luật về công bố thông tin của nhiều nước, nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng thường được áp dụng đối với Báo cáo tài chính (công bố định kỳ hàng quý), Báo cáo quản trị công ty (công bố định kỳ sáu tháng), Báo cáo thường niên (công bố định kỳ hàng năm)

- Thông tin công bố bất thường

Thông tin công bố bất thường của doanh nghiệp niêm yết được hiểu là những thông tin phải công bố cho những sự kiện phát sinh bất thường, có ảnh hưởng lớn đến

hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đến giá chứng khoán như thông tin về thay đổi nhân sự quản lý, việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hoặc thông tin về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp… Khác với những thông tin được doanh nghiệp niêm yết công bố định kỳ, đa số nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý thường khó tiếp cận và chủ động biết được thời gian các sự kiện “bất thường” xảy ra đối với công ty. Mặt khác, các nhân sự chủ chốt, cổ đông chiến lược của công ty đại chúng luôn có lợi thế về thông tin hơn các nhà đầu tư khác trên thị trường, vì thế nhằm bảo vệ quyền lợi của số đông nhà đầu tư, đòi hỏi doanh nghiệp niêm yết khi xảy ra các sự kiện bất thường phải công bố ra thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhiều quốc gia quy định công ty phải công bố ngay lập tức (công bố trong ngày) đối với các thông tin bất thường (như Mỹ, Úc, Nhật Bản…).

- Thông tin công bố theo yêu cầu

Công bố thông tin theo yêu cầu của công ty đại chúng được hiểu là khi xuất hiện các tin đồn trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán hoặc khi có các giao dịch chứng khoán bất thường…, công ty đại chúng phải giải trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý và công bố giải trình này ra thị trường. Đây là động thái can thiệp cần thiết từ cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trước các thông tin sai sự thật hoặc các giao dịch thao túng, làm giá chứng khoán; đồng thời hạn chế tình trạng thâu tóm doanh nghiệp trong nước. Tại Việt Nam, vào quý III/2012, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) xác nhận thông tin lãnh đạo ngân hàng này (ông Trần Xuân Giá) bị bắt khi thông tin này xuất hiện trên thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư. Hay sự việc Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) vào tháng 7/2012 yêu cầu Tập đoàn dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) giải trình về hoạt động của họ do nghi ngờ CNOOC sử dụng thông tin nội gián để trục lợi đối với cổ phiếu của công ty dầu khí Nexen Inc – Canada.

b. Phân loại theo nội dung thông tin công bố

Tất cả các doanh nghiệp niêm yết sẽ đều phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng. Ngoài ra, với các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn cần phải lập báo cáo tài chính bán niên có soát xét và hàng quý cần phải công bố báo cáo tài chính quý.

Các báo cáo tài chính được công bố này bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, kết hợp với ý kiến kiểm toán đính kèm Báo cáo kiểm toán độc lập (với báo cáo tài chính năm) và Báo cáo soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ

- Thông tin trên bảng cân đối kế toán

Thông tin trên bảng cân đối kế toán là những thông tin phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.

Các thông tin công bố trên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán cho biết giá trị của từng khoản mục cũng như toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, phản ánh quy mô và liệt kê các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)