Khái quát về doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 35 - 46)

8. Kết cấu của luận án

1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp niêm yết

1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp niêm yết

Theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17 tháng 06 năm 2020, tại Việt Nam các doanh nghiệp được phép hoạt động dưới 05 loai hình doanh nghiệp khác nhau bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm khác nhau, do đó loại hình doanh nghiệp cần phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Một trong những ưu điểm nổi trội của việc hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác là số lượng cá nhân hoặc tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp là không bị giới hạn, đồng nghĩa với việc không bị giới hạn về quy mô vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu để xác nhận quyền sở hữu của mình đối với công ty cổ phần đó. Các cổ đông có quyền được chuyển nhượng các cổ phần (cổ phiếu) của mình cho bất cứ cổ đông, cá nhân hoặc tổ chức nào một cách tự do. Và khi cổ phần hay cổ phiếu của doanh nghiệp được chấp nhận giao dịch tự do trên các sàn giao dịch chứng khoán, thì doanh nghiệp đó được gọi là doanh nghiệp niêm yết.

Theo định nghĩa về doanh nghiệp niêm yết trong cuốn Tử điển kinh tế học của tác giả Nguyễn Anh Ngọc, “Doanh nghiệp niêm yết là công ty cổ phần có cổ phiếu được phép mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán”. Khái niệm này cũng được

áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều kiện để được niêm yết sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể hiện tại của quốc gia đó. Các điều kiện niêm yết thường quy định doanh nghiệp phải đạt được những tiêu chí liên quan đến quy mô doanh nghiệp, số lượng cổ đông hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiểu theo một cách khác, doanh nghiệp niêm yết là hình thức phát triển cao nhất của hình thức công ty cổ phần. Thực tế đã chứng minh, việc trở thành một doanh nghiệp niêm yết là một trong những cách thức quảng cáo tốt về uy tín cũng như quy mô của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như trong việc tìm kiếm các đối tác…

1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp niêm yết

a. Số lượng cổ đông lớn và thường xuyên thay đổi:

Như theo khái niệm được đề cập ở phần trước, doanh nghiệp niêm yết có hình thức là công ty cổ phần, do đó nó có những đặc điểm riêng có của việc hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp này như đặc điểm về tư cách pháp lý, vốn điều lệ, về cổ đông, về trách nhiệm của cổ đông về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, về việc tự do chuyển nhượng cổ phần,… Ngoài ra vì có cổ phiếu niêm yết và giao dịch tự do trên các sàn giao dịch chứng khoán, nên số lượng cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết là không giới hạn và có khả năng thay đổi liên tục.

b. Chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý Nhà nước

- Về quản trị công ty

Khi doanh nghiệp có cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán thì công ty đó sẽ phải tuân thủ theo các chuẩn mực quản trị công ty theo quy định của luật doanh nghiệp và luật chứng khoán. Các chuẩn mực này được xây dựng dựa trên các chuẩn mực quốc tế về vấn đề quản trị công ty. Do đó, một khi đã niêm yết thì công ty buộc phải tổ chức và vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp một cách bài bản và chịu sự giám sát của thị trường hay từ các cổ đông và các cơ quan quản lý nhà nước. Các công ty niêm yết phải công bố các thông tin theo quy định của luật chứng

khoán về tình hình quản trị công ty, tương tự với việc tuân thủ đầy đủ về trình tự thủ tục tổ chức đại hội cổ đông,…

- Về công bố thông tin

Các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm chủ sở hữu, chủ nợ và cơ quan thuế. Khi doanh nghiệp chưa niêm yết, số lượng những đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp là không nhiều, các đối tượng sử dụng thông tin có thể dễ dàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm các thông tin bổ sung khác để đưa ra quyết định của mình.

Nhưng khi đã trở thành một doanh nghiệp niêm yết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới số lượng không nhỏ các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp, do đó sẽ phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư trên thị trường thông qua việc công khai các thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Do đó, tại các quốc gia có thị trường chứng khoán luôn phải ban hành các quy định liên quan tới vấn đề minh bạch về thông tin, trong đó có thông tin kế toán, để bảo vệ các cổ đông và các đối tượng khác có lợi ích tại doanh nghiệp. Có thể nói độ tin cậy của các thông tin kế toán công bố bởi các doanh nghiệp niêm yết cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp không niêm yết

Điều này giúp cho những đối tượng sử dụng thông tin, trong đó có các ngân hàng thương mại, đánh giá được tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và qua đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Việc công bố thông tin một cách minh bạch sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn.

1.1.1.3. Các hình thức tăng nguồn vốn của doanh nghiệp niêm yết

Nguồn vốn được xem là điều kiện tiên quyết để cho một doanh nghiệp có thể được thành lập và vận hành một cách hiệu quả. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển đối với một doanh nghiệp. Để có thể vận hành tốt một hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên doanh nghiệp cần phải có lao động, nguyên

liệu đầu vào, các thiết bị, máy móc. Và điều này bắt buộc doanh nghiệp phải có vốn thì mới có thể mua và sử dụng các yếu tố đầu vào này được.

Nếu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp không đủ đáp ứng được các nhu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, họ cần phải tiếp cận các nguồn vốn để bổ sung vào nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Một trong những lợi thế của doanh nghiệp niêm yết, so với các loại hình doanh nghiệp khác, đó chính là khả năng tiếp cận các nguồn vốn với nhiều hình thức khác nhạ (Biểu đồ 1.1)

Biểu đồ 1.1: Các hình thức tăng nguồn vốn của doanh nghiệp niêm yết

(Nguồn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2015)

a. Tăng vốn góp

Vốn góp là số tiền mà các nhà đầu tư góp vào ban đầu hoặc góp bổ sung sau khi thành lập doanh nghiệp. Vốn góp là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, và với doanh nghiệp niêm yết, nguồn vốn này thuộc về các cổ đông – những người đang nắm giữ cổ phiếu của công ty. Để tăng vốn góp của mình, doanh nghiệp niêm yết có thể tiến hành chào bán thêm cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng

- Chào bán phát hành thêm cổ phiếu

Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp niêm yết có thể tăng vốn chủ sở hữu của mình thông qua việc tăng thêm số lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp. Việc tăng vốn này có thể thực hiện thông qua:

- Chào bán cổ phần riêng lẻ: Doanh nghiệp tiến hành chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp với các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đã được xác định trước, và số lượng các nhà đầu tư được phép tiến cận bị giới hạn bởi quy định của pháp luật. Như tại Việt Nam, số lượng nhà đầu tư được chào bán phải dưới 100 nhà đầu tư và các nhà đầu tư này bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Doanh nghiệp sẽ tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của các cổ đông tại công ty. Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông.

- Chào bán thêm cổ phần ra công chúng: Doanh nghiệp sẽ tăng thêm số lượng cổ phiếu lưu hành của mình ra công chúng, bằng cách chào bán thêm trên thị trường chứng khoán. Các điều kiện để chào bán thêm ra công chúng tương tự như chào bán lần đầu. Giá chào bán trong trường hợp này phải bằng hoặc cao hơn mệnh giá.

Ngoài các hình thức chào bán cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán kể trên, các doanh nghiệp có thể tăng vốn góp nhận được của mình thông qua việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (hay còn gọi là cổ phiếu ESOP). Tuy nhiên, cổ phiếu ESOP giống như phần thưởng dành cho những nhân viên chủ chốt của công ty, hơn là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp khó có thể có được một nguồn vốn lớn với hình thức phát hành này.

Việc tăng vốn bằng cách chào bán thêm cổ phần trong trường hợp được thực hiện thành công sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng và có thể sử dụng chúng vào nhiều mục đích khác nhau, Ngoài ra, không giống như các khoản vay, doanh nghiệp ở đây có thể tránh được

những nghĩa vụ phải trả liên quan đến lãi vay và nợ gốc vay, qua đó giúp cải thiện các hệ số nợ của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thường thì việc chi trả cổ tức cũng không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương thức huy động vốn khác nhưng củng có những hạn chế và các ràng buộc cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc có tính pháp lý. Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành gọi là vốn cố phần được cấp phép. Đây là một trong những quy định của ủy ban chứng khoán Nhà nước nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Doanh nghiệp niêm yết muốn tăng vốn cổ phần thì trước hết cần phải được đại hội cổ đông cho phép, sau đó phải hoàn tất những thủ tục quy định khác.

Bên cạnh đó, khi phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài, doanh nghiệp có thể đối diện với nguy cơ bị thôn tính bởi một chủ thể khác khi chủ thể đó có đủ số lượng cổ phiếu để nắm giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp.

- Phát hành cổ phiếu thưởng (hay trả cổ tức bằng cổ phiếu)

Lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ được phân phối cho các cổ đông của doanh nghiệp, dưới hình thức là cổ tức bằng tiền. Phần còn lại của lợi nhuận có thể được sứ dụng để tái đầu tư, mơ rộng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp niêm yết sẽ hợp thức hóa khoản lợi nhuận giữ lại này thành nguồn vốn kinh doanh với việc phát hành cổ phiếu thưởng, hay còn gọi là trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại là phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận giữ lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhụân giữ lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp niêm yết thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia cổ tức, giá trị của cố phiếu sẽ tăng lên. Điều này một mặt, khuyết khích các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu với những nhà đầu tư cổ phiếu hưởng cổ tức. Nếu tý lệ chi trả cổ tức thấp, thì giá cố phiếu còn có thế bị suy giảm (Đặng Thị Quỳnh Anh và cộng sự, 2015).

b. Vốn vay

Để bổ sung vốn cho quả trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn vốn vay như: phát hành trái phiếu hoặc vay các tổ chức trung gian tài chính, các cá nhân. Tuy nhiên với nhu cầu vốn lớn của các doanh nghiệp niêm yết, chỉ có nguồn vốn vay từ phát hành trái phiếu hay vốn vay từ các tổ chức trung gian tài chính mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này

- Phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu là việc các doanh nghiệp phát hành các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn – được gọi là trái phiếu, để huy động nguồn vốn nợ với chi phí thấp hơn so với vay ngân hàng, để tài trợ thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Thông thường việc phát hành trái phiếu giúp các doanh nghiệp huy động nguồn vốn để tài trợ cho các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện cụ thể kèm theo hoặc phải có các hình thức đảm bảo cho khoản vay thông qua trái phiếu này. Trái chủ - người nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu.

Có thể phân loại phát hành trái phiếu theo hai hình thức: phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng. Đối với phát hành ra công chúng thường là các doanh nghiệp niêm yết hoặc đã xây dựng thương thiệu tốt và có uy tín sẽ nhận được sự quan tâm của cộng đồng các nhà đầu tư. Trong khi đó, phát hành trái phiếu riêng lẻ lại tập trung chủ yếu vào các nhà đầu tư chiến lược, các quỹ đầu tư và các ngân hàng thương mại.

- Vay các tổ chức trung gian tài chính

Có thể nói rằng nguồn vốn đến từ các tổ chức trung gian tài chính là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển cúa bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tê quốc dân. Sự hoạt động và phát

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)