8. Kết cấu của luận án
3.4.5. Về phia các cơ sờ đào tạo
Hiện nay, các thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Điều đó một phần cũng đến từ chất lượng nguồn nhân lực kế toán vẫn còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực kế toán, cần sự phối hợp rẩt lớn từ phía các trường đại học - nơi đào tạo chủ yếu nguồn nhân lực kế toán có chất lượng cao hiện tại cho các hiệp hội nghề nghiệp (Hội kế toán viên hành nghề, hội kiểm toán viên hành nghề) và doanh nghiệp – nơi đội ngũ nhân viên kế toán làm việc. Các kiến nghị cụ thể được tác giả đề suất bao gồm:
(1) Các trường cần nâng cao chất lượng đầu ra của đội ngũ cử nhân kế toán – kiểm toán. Quá trình đào tạo cần hướng đến không chỉ kiên thức chuyên môn mà còn nâng cao kỹ năng thực hành, kỳ năng mềm trong công việc, thái độ tích cực với công việc và hiểu tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra. các trường cần định kỳ tổ chức các hoạt động thực hành thực tế. giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán để truyền nhiệt huyết và lòng yêu nghề cho đội ngũ làm kế toán kiểm toán trong tương lai
(2) Hiệp hội nghề nghiệp cần phát huy vai trò của mình trong việc hướng dẫn các kỳ năng thực hành. Định kỳ tổ chức các hội thảo, các buổi tập huấn để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực kế toán ớ các doanh nghiộp. Phối hợp với các cơ sở đào tạo để thường xuyên cập nhật thông tin về chế độ kế toán, quy định của thuế, kế toán, kiểm toán cho các đôi tượng liên quan đến công tác kế toán của doanh nghiệp. (3) Các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ sở đào tạo trong việc tạo môi trường thực hành cho các sinh viên kế toán. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức quá trình đào tạo chỉ là trách nhiệm của các cơ sớ đào tạo. doanh nghiệp chi cần tuyền dụng người lảm được việc mà quên di trách nhiệm phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc tạo ra nguồn nhản lực chất lượng cao, giỏi lý thuyết vững thực hành, đây cũng chính là nguồn nhân lực sê trở thành nhân viên của các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với các lý luận được tổng hợp tại chương 1, kết hợp những phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của ngân hàng thương mại tại Việt Nam của thông tin kế toán công bố doanh nghiệp niêm yết ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các thông tin kế toán công bố của loại hình doanh nghiệp này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin – các ngân hàng thương mại thể hiện ở những nội dung chính như sau: Thứ nhất, nêu yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết.
Thứ hai, trên cơ sở những hạn chế và tồn tại trong quy định pháp lý về thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết, cũng như nhu cầu thông tin và đánh giá của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết trên cả hai phương diện khung pháp lý, và việc vận dụng khung pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, để các giải pháp đề xuất ở trên có thể thực hiện tốt trong thực tế, cần có những thay đổi về mặt quy định pháp lý của Nhà nước, nhận thức của người sử dụng, sự hỗ trợ của các bên liên quan, và quan trọng nhất là sự thay đổi từ chính bản thân các doanh nghiệp niêm yết.
KẾT LUẬN
Sức khỏe hay vị thế tài chính của doanh nghiệp niêm yết đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe chung của nền kinh tế, bên cạnh đó nó tác động rất lớn tới quyết định của nhiều thành phần kinh tế trong xã hôi, trong đó có các ngân hàng thương mại. Nó dẫn đến những yêu cầu về nâng cao chất lượng thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Ở Việt Nam, nhà nước có những quy định về kế toán và các thông tin kế toán cần công bố của doanh nghiệp niêm yết, tuy nhiên những quy định này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ đang diễn ra như hiện nay, vì thế các thông tin kế toán của doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa phát huy được vai trò vốn có của nó, điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận nguồn vốn cũng như có thể mang lại rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, việc hoàn thiện thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trở thành yêu cầu tất yếu, góp phần thúc đẩy quá trình tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết cũng như sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ yêu cầu cấp thiết đó, tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài làm luận án là “Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”.
Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đạt được các kết quả sau:
Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp niêm yết như khái niệm, đặc điểm, các nguồn vốn tiếp cận của doanh nghiệp niêm yết. Cùng với đó, luận án cũng đã hệ thống hóa những thông tin kế toán mà các doanh nghiệp niêm yết cần phải công bố và vai trò, ý nghĩa của chúng đến những đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp. Luận án cũng đã tổng hợp các nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp tới các khách hàng doanh nghiệp của mình, và nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại khi thực hiện các nghiệp vụ đó. Trong đó, đặc biệt làm rõ nhu
cầu thông tin của ngân hàng thương mại khi cho các doanh nghiệp tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng của mình.
Luận án đã làm rõ các thông tin kế toán mà doanh nghiệp niêm yết phải công bố theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, cũng như việc vận dụng các quy định đó vào trong thực tế trình bày các thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết. Luận án cũng đã tìm hiểu về tầm quan trọng của các thông tin kế toán trong các quyết định của ngân hàng thương mại cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại.
Luận án đã làm rõ yêu cầu, nguyên tắc và nội dung hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết để đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại, đồng thời nêu lên những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả
Những nội dung trình bày trên đây đã đáp ứng về cơ bản những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên nội dung luận án khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Tiến Đạt (2021), “Importance of accounting disclosure for commercial banks in lending listed companies in vietnam”, TNU Journal of Science and Technology, số 226 (09), tháng 5/2021, trang 220-225
2. Nguyễn Tiến Đạt (2021), “Accounting item classification from the perspective of commercial banks in Vietnam”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 02 (10), tháng 5/2021, trang 66-71
3. Nguyễn Tiến Đạt (2021), “Thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
BỘ TÀI CHÍNH 2001. Quyết định 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001. BỘ TÀI CHÍNH 2002. Quyết định 165/2002/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 02) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002. BỘ TÀI CHÍNH 2003. Quyết định 234/2003/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 3) ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2003. BỘ TÀI CHÍNH 2005a. Quyết định 12/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 06
chuẩn mực kế toán Việt nam (Đợt 04) ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2005. BỘ TÀI CHÍNH 2005b. Quyết định 100/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố
04 chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 05) ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2005. BỘ TÀI CHÍNH 2006a. Thông tư 20/2006/TT-BTC Hướng dẫn kế toán thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2005.
BỘ TÀI CHÍNH 2006b. Thông tư 21/2006/TT-BTC Hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.
BỘ TÀI CHÍNH 2007. Thông tư 161/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện 16 Chuẩn mực kế toán ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2007.
BỘ TÀI CHÍNH 2015. Thông tư 155/2015/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2015.
BỘ TÀI CHÍNH 2020. Thông tư 96/2020/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2020.
BỘ TÀI CHÍNH 2020. Thông tư số 96/2020/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ngày 16 tháng 11 năm 2020.
BÙI VĂN VẦN & VŨ VĂN NINH 2013. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Học viện Tài Chính.
CHÍNH PHỦ 2009. Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại ban hành ngày 16 tháng 07 năm 2009.
CHÍNH PHỦ 2012. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ban hành ngày 20 tháng 07 năm 2012.
ĐÀO THỊ MINH THANH. 2006. Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Học viện Tài chính.
ĐÀO THỊ MINH THANH 2019. Corporate accouting operation in the context of industrial revolution 4.0. Tài chính kế toán trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Học viện Tài chính.
ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC. 2018. Nghiên cứu công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Học viện Tài Chính. ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH & PHẠM THỊ YẾN NHI 2015. Ảnh hưởng của chính
sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập, 26 (36), 60-65. HOÀNG VĂN QUỲNH 2008. Giáo trình Thị trường chứng khoán & Đầu tư chứng
khoán. Học viện Tài Chính.
HỒ THỦY TIÊN & HOÀNG MẠNH KHÁNH 2021. Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, (56).
LÊ THỊ BìNH 2019. Vai trò của phân tích báo cáo tài chính với hoạt động đánh giá tài chính của khách hàng. Tạp chí tài chính.
LÊ THỊ MỸ HẠNH. 2015. Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. LÊ THỊ THANH 2010. Giáo trình Pháp luật Kinh tế, Học viện Tài Chính.
LUẬT DOANH NGHIỆP SỐ 59/2020/QH14 2020. Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020.
NGUYỄN ANH NGỌC 2006. Từ điển Kinh tế học, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân. NGUYỄN HỒNG HÀ, HUỲNH THỊ NGỌC TUYỀN & ĐỖ CÔNG BìNH 2013. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, 9, 37-45.
PHAM QUANG TRUNG. 2016. Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
PHAN THỊ THU HÀ 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
QUỐC HỘI KHÓA XIV 2019. Luật chứng khoán - Luật số 54/2019/QH14 ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2019.
TRẦN QUỐC HOÀN 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 250 (II), 120-128.
TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG. 2020. Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
LATS, Đại học Kinh tế quốc dân.
TRƯƠNG THỊ THỦY & NGÔ THỊ THU HỒNG 2020. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài Chính, Nhà xuất bản Tài chính.
ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA 2019. Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2018.
VÕ THỊ HIẾU, BÙI HỮU PHƯỚC & BÙI NHẤT VƯƠNG 2020. Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, 31(3).
VŨ NHƯ THĂNG 2021. Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
TIẾNG ANH:
ALLEN MARY F. & COTE JANE 2005. Creditors' Use of Operating Cash Flows: An Experimental Study. Journal of Managerial Issues, 17, pp. 198-211 (14 pages).
BAKAR N.B.A., RAHMAN A.R.A. & RASHID H.M.A. 2005. Factors influencing auditor independence: Malaysian loan officers' perceptions. . Managerial Auditing Journal, 20(8), 804-822.
BAMBER E.M. & STRATTON. R.A 1997. The information content of the uncertainty-modified audit report: Evidence from bank loan officers.
Accounting Horizon, 11(2), 1-11.
BEAULIEU P.R. & ROSMAN A.J. 2003. How does negative source credibility affect commercial lenders’decisions? . Advances in Accounting Behavioral Research, 6, 79-94.
BELKAOUI A. 1984. The effects of diagnostic and redundant information on loan officers'predictions. Accounting and Business Research, 14(55), 249-256. BERRY A.J., ROSS J.R., CITRON D. & JARVIS R. 1984. An investigation of the
use of accounting information by US Bankers in the UK. British Accounting Review, 16(1), pp.27-55.
BERRY AIDAN & ROBERTSON JENNY 2006. Overseas bankers in the UK and their use of information for making lending decisions: Changes from 1985.
The British Accounting Review, 38, 16.
BLACKWELL D.W., T.R. NOLAND & WINTERS. D.B. 1998. The value of auditor assurance: Evidence from loan pricing. Journal of Accounting Research,
BOOLAKY P.K. & QUICK R. 2016. Bank directors’ perceptions of expanded auditor's reports. International Journal of Auditing, 20(2), 158-174.
BROOKS R.C, JERRIS S.I. & PEARSON T.A. 1996. The use of fair-value disclosures to assess liquidity and solvency in credit decisions. Commercial Lending Review, 11(2), 67-72.
CASEY C.J. 1980a. The usefulness of accounting ratios for subjects' predictions of corporate failure: Replication and extensions. Journal of Accounting
Research, 603-613.
CASEY C.J. 1980b. Variation in accounting information load: The effect on loan officers' predictions of bankruptcy. Accounting Review, 36-49.
CATASÚS B. & GRÖJER J.E. 2003. Intangibles and credit decisions: results from an experiment. European Accounting Review, 12(2), 327-355.
COLBERT G., MURRAY D. & NIESCHWIETZ R. 2011. Assessing the appearance of auditor independence using behavioral research methodology. Journal of Applied Business Research, 24(4).
CHEN P.F., HE S., MA Z. & STICE D. 2016. The information role of audit opinions