Khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các thông tin kế toán công bố định kỳ lên

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 109 - 126)

8. Kết cấu của luận án

2.3.2.Khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các thông tin kế toán công bố định kỳ lên

lên các quyết định cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

2.3.2.1. Mức độ ảnh hưởng của các báo cáo trình bày các thông tin kế toán công bố

- Kết quả phỏng vấn các chuyên gia ngân hàng

Trong các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc, tác giả có hỏi các cán bộ thẩm định “Trong các loại báo cáo gồm báo cáo thường niên, báo cáo tài chính năm, báo cáo

tài chính bán niên và quý, các ý kiến kiểm toán và các giải trình của doanh nghiệp niêm yết, anh/chị sẽ tập trung vào loại báo cáo nào khi xem xét quyết định cho vay?”- Câu hỏi 3

Theo quy định của các ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp sẽ phải trình bộ hồ sơ có báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất. Do đó các cán bộ thường quan tâm đến nội dung báo cáo tài chính năm được gửi tới doanh nghiệp, và thường sử dụng báo cáo thường niên để khẳng định rằng các báo cáo tài chính mình nhận được là trùng khớp với các thông tin mà doanh nghiệp đã công bố. Khi được hỏi thêm về đánh giá của mình về các phần nội dung khác trên Báo cáo thường niên của doanh nghiệp, thì hầu hết các cán bộ thẩm định nhận định rằng các thông tin còn lại không có nhiều ý nghĩa trong quá trình thẩm định khi cho vay vốn lưu động, còn khi cho vay vốn cố định, cán bộ thẩm định sẽ đối chiếu phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có được nếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Và các cán bộ thẩm định đều khẳng định báo cáo tài chính năm là nội dung quan trọng nhất trong các thông tin kế toán mà doanh nghiệp công bố. Các ý kiến kiểm toán độc lập cho báo cáo tài chính năm giúp cho các cán bộ tín dụng đánh giá được độ tin cậy của báo cáo tài chinh đó. Báo cáo tài chính bán niên, hay báo cáo tài chính quý không bị yêu cầu trong hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.

- Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi

Bên cạnh việc phỏng vấn sâu để khai phá vấn đề, luận án cũng tiến hành gửi các câu hỏi trên diện rộng để khảo sát về tầm quan trọng của các báo cáo sử dụng để công bố thông tin kế toán của doanh nghiệp niêm yết trong quá trình thẩm định tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Bảng 2.8: Thống kê mô tả đánh giá tầm quan trọng của các thông tin kế toán dựa trên kết quả khảo sát

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS)

Trong câu hỏi yêu cầu đánh giá một số nội dung thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết về mức độ quan trọng của các thông tin đó trong quá trình thẩm định của các cán bộ tín dụng. Các thông tin liên quan tới báo cáo tài chính năm được các cán bộ thẩm định tham gia khảo sát cho rằng rất quan trọng trong quá trình thẩm định của họ (mean < 1,5). Tiếp theo là các thông tin về ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính năm và báo cáo thường niên được đánh giá là quan trọng (1,51 < mean < 2,50), trong đó báo cáo kiểm toán được nhận định quan trọng hơn, có lẽ một phần nó cho các bộ thẩm định biết được mức độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính năm mà doanh nghiệp đã công bố.

Báo cáo tài chính bán niên, Ý kiến soát xét báo cáo tài chính bán niên, giải trình ý kiến kiểm toán và giải trình các biến động lớn có mức độ quan trọng trung bình (2,51 < mean < 3,50). Và báo cáo tài chính quý có mức độ quan trọng thấp nhất. Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với các câu trả lời thu thập được từ phỏng vấn sâu. Qua đó, khẳng định một lần nữa trong các thông tin kế toán công bố, báo cáo tài chính năm ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thẩm định tình hình tài chính các doanh nghiệp niêm yết.

Xếp hạng Mean N Std. Deviation Std. Error Mean

Báo cáo thường niên 3 1.964 55 0.838 0.113

Báo cáo tài chính năm 1 1.327 55 0.474 0.064

Ý kiến kiểm toán BCTC năm 2 1.600 55 0.494 0.067

Báo cáo tài chính bán niên 4 2.509 55 0.505 0.068

Ý kiến soát xét BCTC bán niên 5 2.527 55 0.504 0.068

Báo cáo tài chính quý 8 3.564 55 0.501 0.067

Giải trình ý kiến kiểm toán 7 3.145 55 0.705 0.095

2.3.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các báo cáo tài chính trong quyết định của ngân hàng

- Kết quả phỏng vấn các chuyên gia ngân hàng

Anh/chị đánh giá tầm quan trọng của bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp niêm yết khi xem xét quyết định cho vay?” – Câu hỏi 4

Các cán bộ tham gia trả lời phỏng vấn đánh giá cả 03 báo cáo này đều có tầm quan trọng trong việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, và rất khó để đánh giá báo cáo tài chính nào quan trọng hơn báo cáo nào. Mỗi báo cáo cung cấp các khía cạnh tài chính khác nhau của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, 8/11 người được phỏng vấn chỉ ra bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có phần nào quan trọng hơn so với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, vì các chỉ số dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chủ yếu được dựa trên số liệu của các báo cáo này. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ít được quan tâm hơn so với 02 loại báo cáo ở trên, vì một số ngân hàng có phần mềm lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là lí do vì sao các cán bộ thẩm định thích sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp hơn là phương pháp gián tiếp, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.

Đáng chú ý, các cán bộ thẩm định đã có kinh nghiệm làm kiểm toán độc lập trước đây lại bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì họ cho rằng việc sử dụng báo cáo này cũng giúp họ nhận định về tính thanh khoản của doanh nghiệp hoặc thậm chí giúp phát hiện ra những thủ thuật mà doanh nghiệp cố tình điều chỉnh lợi nhuận theo mục đích của mình.

Trong khi bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ cung cấp các số liệu tổng hợp, thì Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp cho các cán bộ thẩm định tín dụng hiểu rõ hơn về các số liệu được trình bày trên các báo cáo trên. Tuy nhiên, các cán bộ cũng chia sẻ rằng “Thuyết minh báo

cáo tài của một số doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ trên thị trường, thường được lập không quá chi tiết, nên đôi khi vẫn phải yêu cầu các doanh nghiệp này cung cấp thêm sổ chi tiết của một số tài khoản để hỗ trợ việc phân tích. Nếu thuyết minh được lập chi tiết hơn, hoặc có hướng dẫn chi tiết về trình bày thì sẽ có ích hơn cho ngân hàng thương mại khi thẩm định”

- Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi

Bên cạnh việc phỏng vấn bán cấu trúc – phỏng vấn sâu để khai phá vấn đề, luận án cũng tiến hành gửi các câu hỏi trên diện rộng để khảo sát về tầm quan trọng của các loại thông tin kế toán mà doanh nghiệp niêm yết công bố và tầm quan trọng của từng loại báo cáo tài chính do doanh nghiệp niêm yết công bố trong quá trình thẩm định tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Bảng 2.9: Thống kê mô tả đánh giá tầm quan trọng của các báo cáo tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của các báo cáo tài chính cũng cho kết quả tương tự với các câu trả lời thu thập được thông qua phỏng vấn sâu, với thang đo Likert 5 điểm (từ 1 đến 5), Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá là rất quan trọng trong quá trình thẩm định (means < 1,5), trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ được đánh giá có mức độ quan trọng thấp hơn, tuy nhiên mức độ chênh lệch trong khảo sát là không quá nhiều.

2.3.2.3. Mức độ quan tâm đến từng chỉ tiêu cụ thể trên báo cáo tài chính

Khi thẩm định tín dụng của các doanh nghiệp, dù niêm yết hay không niêm yết, các cán bộ thẩm định sẽ đều chủ yếu đánh giá dựa trên các chỉ số tài chính của doanh

Xếp hạng Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Bảng cân đối kế toán 1 1.440 55 0.501 0.067 Báo cáo kết quả HĐKD 2 1.470 55 0.504 0.068 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 1.560 55 0.501 0.067

nghiệp để đánh giá về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp xin vay vốn. Các nhóm chỉ số được sử dụng bao gồm:

- Các chỉ tiêu thanh toán bao gồm xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện hành) được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (đã loại bỏ đi hàng tồn kho) so với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc tiêu thụ hàng tồn kho.

- Các chỉ tiêu hoạt động bao gồm đánh giá vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân và hiệu quả sử dụng tài sản

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Tỷ số càng cao có thể là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.

Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân = 365 ngày

Số vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân được tính ra bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu. Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

- Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính so sánh tỉ trọng Nợ của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu tổng hợp của báo cáo tài chính như Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, …

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này có ý nghĩa tương tự như tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản = x 100% Tổng nợ Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = x 100%

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp tạo được trên tổng doanh thu, tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu

Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tài sản bình quân đươc tính bằng trung bình cộng của số liệu tổng tài sản đầu năm và cuối năm. Nếu tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản lớn hơn không, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.

Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = x 100%

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản = x 100%

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

Nhóm các chỉ số dựa trên lưu chuyển tiền tệ

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 109 - 126)