Mức độ quan trọng của các thông tin kế toán công bố bởi doanh nghiệp niêm

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 104 - 109)

8. Kết cấu của luận án

2.3.1. Mức độ quan trọng của các thông tin kế toán công bố bởi doanh nghiệp niêm

yết trong các quyết định của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trong quá trình đưa ra quyết định cho vay của mình, các ngân hàng thương mại sẽ dựa vào các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình thẩm định tín dụng để đưa ra quyết định của mình. Các nguồn thông tin này bao gồm (1) Thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp, (2) Phương án sản xuất kinh doanh, (3) Tra cứu thông tin tín dụng từ CIC, (4) Thông tin lưu trữ nội bộ tại ngân hàng, (5) Thông tin từ báo chí, (6) Thông tin về đánh giá tài sản đảm bảo, … Những nguồn thông tin này sẽ cung cấp cho ngân hàng các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính liên quan đến doanh nghiệp vay vốn.

Bảng 2.5: Trọng số thông tin tài chính và phi tài chính trong thẩm định tỉn dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Báo cáo tài chính được kiểm toán

Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán

Các chỉ tiêu tài chính 35% - 55% 25 - 45%

Các chỉ tiêu phi tài chính 45% - 65% 55 - 75%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nhìn vào bảng 2.5 có thể nhận thấy rằng các chỉ tiêu tài chính được lấy từ thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho các khách hàng doanh nghiệp vay vốn. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018) nhận thấy rằng các thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – những doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết - không đóng vai trò quá quan trọng trong quyết định của ngân hàng thương mại, chúng xếp sau các thông tin liên quan tới lịch sử tín dụng và các thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo, một phần cũng là do các thông tin kế toán

của các doanh nghiệp này không có độ tin cậy. Ngược lại, các thông tin kế toán của doanh nghiệp niêm yết đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập có uy tín, thì các thông tin này sẽ đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ ra quyết định của các ngân hàng thương mại.

a. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia ngân hàng

Trong các câu hỏi khi phỏng vấn các cán bộ thẩm định của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả có đặt một số câu hỏi liên quan tới các thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định và tầm quan trọng của các thông tin kế toán công bố khi cho vay các doanh nghiệp niêm yết.

Câu hỏi 1: Khi thẩm định khách hàng doanh nghiệp niêm yết, trong những thông tin liên quan, bao gồm (1) uy tín của doanh nghiệp; (2) tình hình tài chính; (3) phương án sử dụng vốn; (4) tài sản đảm bảo, thông tin nào anh chị cho rằng là quan trọng nhất? Vì sao?”..

Tất cả các cán bộ tín dụng đều đề cập đến các yếu tố như “uy tín của doanh nghiệp”; “tình hình tài chính”, “phương án sử dụng vốn”; “tài sản đảm bảo” là những nhân tố chính trong quá trính thẩm định tín dụng của các ngân hàng. Các cán bộ thẩm định cũng bổ sung rằng việc thẩm định doanh nghiệp niêm yết hay các loại hình doanh nghiệp khác về cơ bản là không khác biệt nhau về quy trình.

Việc đầu tiên bao giờ cũng phải tìm hiểu đánh giá về lịch sử trả nợ của khách hàng trên báo cáo xuất ra từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, để đảm bảo rằng doanh nghiệp không có những khoản nợ xấu, chậm thanh toán nợ gốc và lãi trong lịch sử trả nợ. Với khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, các cán bộ thẩm định mới tiến hành cùng lúc thẩm định những thông tin liên quan tới “tình hình tài chính”, “phương án sử dụng vốn” và “tài sản đảm bảo”

Với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp niêm yết, thì tài sản đảm bảo chỉ quan trong trong trường hợp khách hàng vay vốn lưu động khi đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản trên bảng cân đối kế toán của mình để làm tài sản thế chấp, còn đa phần các doanh nghiệp niêm yết khi vay vốn cố định để thực hiện các dự án đầu tư hay mở

rộng quy mô sản xuất sẽ sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, trong trường hợp này việc đánh giá phương án sử dụng vốn lại có tầm quan trọng hơn so với đánh giá “tài sản đảm bảo”. Tuy nhiên phương án sử dụng vốn lại có một nhược điểm rất lớn, vì các số liệu đều là những con số dựa trên chủ quan phân tích của doanh nghiệp, rất khó kiểm chứng và thông thường nó thường mang tính tích cực quá lớn.

Chính từ những lí do này, mà toàn bộ các cán bộ thẩm định tham gia phỏng vấn sâu đều khẳng định rằng các thông tin kế toán của doanh nghiệp niêm yết đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thẩm định của ngân hàng thương mại. Vì các thông tin kế toán này đều có độ tin cậy cao, do đều được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán hàng đầu, có uy tín. Qua các thông tin này, ngân hàng có thể biết được năng lực hiện tại của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp có ổn định trong hiện tại và trong những năm tiếp theo hay không. Việc có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Điều kiện này đặt ra vừa tốt cho khách hàng vừa tốt cho ngân hàng.

- Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi đến hạn, do đó, giữ được uy tín cũng như những cam kết đã thỏa thuận.

- Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng Nó giúp Ngân hàng giảm thiểu các rủi ro liên quan tới nợ xấu, do đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu hỏi 2: Thông tin kế toán do các doanh nghiệp niêm yết công bố có đáp ứng được nhu cầu thông tin của anh/chị trong quá trình cấp tín dụng?

Tất cả 11 cán bộ thẩm định được phỏng vấn đều nhận định rằng loại thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì các thông tin này cung cấp dữ liệu đầu vào cho quá trình phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các ngân

hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính của tối thiểu 2 năm gần nhất, riêng với doanh nghiệp niêm yết, các báo cáo tài chính này phải là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán độc lập được chấp thuận bởi UBCKNN. Điều này làm tăng độ tin cậy của các số liệu mà ngân hàng sử dụng để đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

“Khi tiếp nhận các báo cáo tài chính của khách hàng, chúng tôi luôn phải đối chiếu với thông tin trên báo cáo thường niên mà khách hàng đã công bố ra công chúng để đảm bảo tính chính xác của báo cáo nhận được”

Có một điểm đáng chú ý, đối với doanh nghiệp niêm yết là công ty mẹ của một tập đoàn, khi thẩm định tín dụng, ngân hàng sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích các thông tin kế toán của công ty mẹ, do ngân hàng chỉ được cho vay các đối tượng có tư cách pháp nhân. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư khi phân tích cơ bản chủ yếu phân tích số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất. Các báo cáo tài chính của công ty mẹ của các doanh nghiệp niêm yết hoàn toàn được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, và không có báo cáo tài chính của công ty mẹ nào được lập theo chuẩn mực Kế toán quốc tế.

Ngoài ra trong quá trình cho vay, chuyên viên quan hệ khách hàng trực tiếp quản lý khách hàng sẽ luôn phải cập nhật các thông tin kế toán do doanh nghiệp niêm yết công bố, kể cả các thông tin công bố định kỳ (bán niên và hàng quý) và các thông tin công bố bất thường, để biết được những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình giải ngân và giám sát khoản vay, để ngân hàng kịp thời có những xử lý cần thiết.

b. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi

Trong khảo sát, tác giả có yêu cầu các cán bộ thẩm định đánh giá tầm quan trọng của từng nguồn thông tin mà họ tiếp nhận được khi thẩm định 02 loại khách hàng doanh nghiệp là niêm yết và không niêm yết. Và từ dữ liệu nhận được, tác giả sử dụng kiểm định Paired Samples T-Test để đánh giá sự thay đổi về tầm quan trọng của các nguồn thông tin trong thẩm định 02 loại khách hàng trên.

Bảng 2.6: Kết quả phân tích Paired Samples T-Test

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS)

Bảng 2.7: Thống kê mô tả các biến trong khảo sát

(Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS)

Trong quá trình xử lý dữ liệu, tác giả lựa chọn mức độ tin cậy 10%, do đó với giá trị P-value của mỗi cặp nhỏ hơn 0,1 sẽ có sự khác biệt lớn giữa hai biến được so sánh. Từ kết quả bảng 2.6, có thể thấy các cặp biến 1, 2, 3 và 6 có sự khác biệt lớn. Kết hợp giữa hai bảng 2.6 và bảng 2.7, có thể nhận thấy rằng, với các doanh nghiệp không niêm yết, các thông tin kế toán sẽ có tầm quan trọng thấp hơn so với các thông tin đến từ

Mean Std. Deviation

Std. Error

Mean Lower Upper t df

Sig. (2-tailed) Pair 1 Thông tin kế toán -1.418 0.629 0.085 -1.560 -1.276 -16.71 54 0.000

(DNNY - DNKNY)

Pair 2 Phương án SXKD -0.564 0.877 0.118 -0.762 -0.366 -4.767 54 0.000

(DNNY - DNKNY)

Pair 3 Thông tin CIC 0.691 1.052 0.142 0.454 0.928 4.871 54 0.000

(DNNY - DNKNY)

Pair 4 Thông tin nội bộ 0.018 0.707 0.095 -0.141 0.178 0.191 54 0.849

(DNNY - DNKNY)

Pair 5 Thông tin từ báo chí -0.018 0.757 0.102 -0.189 0.153 -0.178 54 0.859

(DNNY - DNKNY)

Pair 6 Thông tin tài sản đảm bảo 2.091 1.221 0.165 1.815 2.367 12.697 54 0.000

(DNNY - DNKNY) 90% Confidence Interval of the Difference Xếp hạng Mean N Std. Deviation Std. Error Mean

DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Thông tin kế toán 1 1.20 55 0.404 0.054 Phương án SXKD 2 1.96 55 0.816 0.110 Thông tin CIC 3 2.58 55 0.498 0.067 Thông tin nội bộ 4 3.53 55 0.504 0.068 Thông tin từ báo chí 6 4.45 55 0.503 0.068 Thông tin tài sản đảm bảo 5 3.87 55 0.818 0.110

DOANH NGHIỆP KHÔNG NIÊM YẾT

Thông tin kế toán 4 2.62 55 0.527 0.071 Phương án SXKD 3 2.53 55 0.573 0.077 Thông tin CIC 2 1.89 55 0.916 0.124 Thông tin nội bộ 5 3.51 55 0.505 0.068 Thông tin từ báo chí 6 4.47 55 0.504 0.068 Thông tin tài sản đảm bảo 1 1.78 55 0.937 0.126

CIC (hạng 02) và các thông tin liên quan tới tài sản bảo đảm (hạng 01). Tuy nhiên, khi thẩm định tín dụng các doanh nghiệp niêm yết thì các thông tin kế toán lại có vai trò quan trọng nhất, tiếp theo là các thông tin liên quan tới phương án sản xuất kinh doanh (hạng 02) và lịch sử tín dụng của doanh nghiệp vay vốn (hạng 03).

Khác biệt trên phần nào đã được giải thích trong các trả lời thu thập được từ phỏng vấn sâu – nó xuất phát từ mức độ bảo đảm của các thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp không niêm yết, các thông tin kế toán công bố dù có kiểm toán nhưng thường được thực hiện bởi các công ty kiểm toán độc lập ít danh tiếng, dẫn đến các thông tin kế toán không thực sự đáng tin cậy, thậm chí nhiều trường hợp các thông tin đó được vẽ lại để đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng. Điều này hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp niêm yết, khi họ bắt buộc phải kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập có uy tín và được chấp thuận bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngoài ra các thông tin này còn được giám sát bởi các bên có liên quan tới doanh nghiệp, do đó mức độ tín cậy của các thông tin này tương đối được bảo đảm.

Từ những kết quả dựa trên việc tìm hiểu phân bổ trọng sổ các chỉ tiêu tài chính, phỏng vấn sâu và khảo sát, có thể khẳng định các thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp niêm yết đóng vai trò quan trọng trong quyết định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại các thông tin kế toán công bố trên báo cáo thường niên lại chủ yếu tập trung vào cung câp thông tin của cả tập đoàn. Dẫn đến các ngân hàng thương mại chỉ khai thác được các thông tin trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ do các doanh nghiệp niêm yết công bố.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)