Hoàn thiện kết cấu các thông tin kế toán công bố

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 143 - 150)

8. Kết cấu của luận án

3.3.1. Hoàn thiện kết cấu các thông tin kế toán công bố

Trong các báo cáo thường niên của các doanh nghiệp là công ty mẹ hiện nay chủ yếu cung cấp các thông tin kế toán của cả tập đoàn, trong khi đó đối tượng cho vay vốn của ngân hàng thương mại phải có tư cách pháp nhân. Do đó, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của các ngân hàng thương mại, những thông tin kế toán liên quan đến công ty mẹ cũng nên được trình bày thêm vào trong báo cáo thương niên, trong đó có báo cáo tài chính của công ty mẹ đã kiểm toán.

Luận án đề xuất những báo cáo tài chính bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết phải lập bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo thay đổi Vốn chủ sở hữu - Thuyết minh Báo cáo tài chính

Bộ báo cáo gồm các báo cáo như đề xuất hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và thông lệ kế toán quốc tế.

3.3.1.1. Bổ sung Báo cáo thay đổi Vốn chủ sở hữu

Ngoài các báo cáo theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, giống với quy định của các quốc gia khác thì Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu nên được chuyển từ phần Thuyết minh lên thành một báo cáo bắt buộc của doanh nghiệp.

Đã từ rất lâu IASB đã tách hẳn thông tin liên quan đến biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng thuộc báo cáo tài chính gọi là “Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu”. Trong sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, báo cáo tài chính không chỉ phục vụ cho những đối tượng trong nước mà còn những đối tượng quốc tế, các ngân hàng tại nước ngoài, tác giả cho rằng đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc

tách nội dung thuyết minh này ra khỏi Thuyết minh báo cáo tài chính thành một báo cáo riêng biệt trong hệ thống báo cáo tài chính với tên gọi là “Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu”.

Vốn chủ sở hữu của các công ty cổ phần rất được các đối tượng sử dụng quan tâm, bởi đây là thông tin cung cấp khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, đây là phần có thể bù đắp cho những nghĩa vụ thanh toán nợ của doanh nghiệp, một trong những yếu tố được các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm. Báo cáo này tổng hợp ảnh hưởng của lãi lỗ kiếm được trong kỳ, những khoản góp vốn thêm hay thoái vốn, việc phân phối lợi nhuận giữa các cổ đông và phần giữ lại trong doanh nghiệp hoặc những điều chỉnh do lỗi của kỳ trước. Như vậy, thông qua báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, ngân hàng có thể đánh giá khả năng thu hồi vốn khi cho doanh nghiệp vay, đánh giá phần có thể bù đắp cho những nghĩa vụ thanh toán nợ của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét tính hợp pháp của tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng. Trong các doanh nghiệp niêm yết, đã có một số đã lập riêng báo cáo này trong báo cáo tài chính như Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Kho vận giao nhận ngoại thương… Tuy nhiên hầu hết đây đều là các doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn, đã nhận thức được vai trò của việc công bố thông tin tự nguyện đến doanh nghiệp.

3.3.1.2. Khuyến khích lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Các cán bộ ngân hàng nhận thấy báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả phân tích cao hơn, vì các thông tin được trình bày tương đối liên quan và dễ hiểu. Ngoài ra sự hiểu biết về nguồn tiền cụ thể thu được cũng như mục đích của các khoản chi của hoạt động kinh doanh đã thực hiện sẽ rất hữu ích trong việc ước tính dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai. Hơn nữa, thông tin về các dòng thu, chi chủ yếu của hoạt động kinh doanh sẽ hữu ích hơn thông tin tổng hợp về mặt số học của chúng (dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh). Thông tin này sẽ cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc tạo ra đủ tiền từ hoạt động chính để thanh toán các khoản nợ của mình; để tái đầu tư và để chi trả cho các

chủ sở hữu.. Vì vậy, để cải thiện tính hữu ích của thông tin, phục vụ tốt hơn nhu cầu người sử dụng,

Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp sẽ khó thực hiện, đặc biệt khi sử dụng phần mềm kế toán nước ngoài. Tuy nhiên, về thực tế có 02 cách để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, trong đó phương pháp trực tiếp có điều chỉnh lại được ít đề cập đến trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện tại. Trên các văn bản pháp luật hướng dẫn hiện tại chủ yếu hướng dẫn theo phương thức lọc đối ứng với tài khoản 111 và tài khoản 112. Dưới đây là một số cách tính các chỉ tiêu trên lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh mà không cần sử dụng đối ứng TK 111 và TK 112.

Chỉ tiêu “Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhâp khác” có thể được xác định dựa trên “Tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ đi Tăng (giảm) các khoản phải thu khách hàng.

Chỉ tiêu “Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ” có thể được xác định dựa trên “Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mua trong kỳ” trừ đi Tăng (giảm) các khoản phải trả người bán.

Chỉ tiêu “Tiền chi trả cho người lao động” có thể được xác định dựa trên “Tổng chi phí lương” trừ đi Tăng (giảm) phải trả người lao động.

Ngoài ra các chỉ tiêu “Tiền chi trả lãi vay”, “Tiền chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp”, “Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh”, “Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh” các chỉ tiêu này đều có trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, do đó cách xác định không có thay đổi so với các quy định hiện hành.

Từ đó, tác giả kiến nghị Bộ tài chính có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp về việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp này, để hỗ trợ doanh nghiệp công bố thông tin đáp ứng được các nhu cầu của ngân hàng thương mại.

3.3.1.3. Tăng tính liên kết giữa các báo cáo tài chính

Do hiện nay, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hiện đang được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Như trong bảng cân đối kế toán chỉ phân chia thành ngắn hạn, dài hạn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại phân chia theo từng khâu trong hoạt động kinh doanh, còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại phân chia theo từng hoạt động của doanh nghiệp. Do đó hạn chế việc liên kết các thông tin này để hỗ trợ các cán bộ ngân hàng khi thẩm định.

Do đó, tác giả kiến nghị cần thay đổi kết cấu của các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân chia thành các hoạt động như trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, qua đó giúp cán bộ ngân hàng hiểu được một cách toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp. Linsmeier (2016) đề xuất ba báo cáo tài chính nên được cơ cấu lại để tập trung hơn vào các hoạt động của đơn vị. Stenheim (2019) đề xuất một cấu trúc mới cho Bảng cân đối kế toán (Bảng 3.1) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 3.2). Cấu trúc này được xây dựng dựa trên các hoạt động của doanh nghiệp, giống như trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, với ba hoạt động khác nhau: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nếu tất cả các khoản mục kế toán của cả ba báo cáo tài chính được phân loại theo cùng một cách, người sử dụng sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích hơn so với cấu trúc hiện tại.

Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán phân chia theo các hoạt động của doanh nghiệp

(Kjell Magne Baksaas & Tonny Stenheim, 2019)

Hoạt động kinh doanh I. Tài sản ngắn hạn

- Tiền và tương đương tiền - Chứng khoán kinh doanh - Hàng tồn kho

- Phải thu khách hàng - Chi phí trả trước - Tài sản ngắn hạn khác II. Nợ ngắn hạn (không chịu lãi) - Phải trả người bán

- Phải trả người lao động - Các khoản phải trả nhà nước - Dự phòng phải trả

Vốn lưu động thuần trong hoạt động kinh doanh (I+II) III. Nợ dài hạn

Vốn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh (I+II+III) Hoạt động đầu tư IV. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn hạn

V. Các khoản đầu tư dài hạn - Tài sản cố định

- Đầu tư góp vốn

- Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn dài hạn - Bất động sản đầu tư

Vốn kinh doanh (I+II+III+IV+V) Hoạt động tài chính VI. Các khoản nợ chịu lãi

- Các khoản vay ngắn hạn - Các khoản vay dài hạn VIII. Vốn chủ sở hữu Thông tin bổ sung Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phân chia theo các hoạt động của doanh nghiệp

(Kjell Magne Baksaas & Tonny Stenheim, 2019)

Hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần

- Doanh thu bán hàng

- Doanh thu cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Giá vốn hàng bán

- Tăng (giảm) hàng tồn kho - Hàng tồn kho mua trong kỳ - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Lợi nhuận gộp

Chi phí khác từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận trước khấu hao, thuế và lãi vay Các chi phí liên quan tới tài sản cố định - Khấu hao tài sản cố định hữu hình - Khấu hao tài sản cố định vô hình Hoạt động đầu tư Lãi (lỗ) từ thanh lý tài sản cố định

Doanh thu và chi phí từ đầu tư tài chính - Thu nhập từ đầu tư ngắn hạn - Thu nhập từ đầu tư dài hạn

- Thu nhập từ đánh giá lại các khoản đầu tư Lợi nhuận chưa phân phối

Financing activities Chi phí tài chính

- Chi phí lãi từ các khoản vay ngắn hạn - Chi phí lãi từ các khoản vay dài hạn Lợi nhuận trước thuế

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế

Tuy nhiên, việc thay đổi này có thể dẫn tới những chi phí tốn kem, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế trông bản dự thảo “Staff draft of exposure draft IFRS X financial statement presentation” đã giới thiệu một bảng đổi chiếu giữa các báo cáo để trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính, qua đó giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về sự liên quan về mặt số liệu cũng như các hoạt động được trình bày trên từng báo cáo tài chính.

Bảng 3.3: Thuyết mình mối liên quan giữa các báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán 1.1.X Lưu chuyển tiền tệ ảnh hưởng tới BCĐKT

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng cân đối kế toán 31.12.X Dòng tiền Đánh giá lại Trích trước Khác 1. Hoạt đông kinh doanh

Doanh thu Chi phí

2. Hoạt động đầu tư Tài sản cố định Các khoản đầu tư 3. Financing activities Vay

Vố chủ sở hữu

(Nguồn: ISBA - “Staff draft of exposure draft IFRS X financial statement presentation”)

3.3.1.4. Quy định chi tiết các thông tin kế toán doanh nghiệp niêm yết phải thuyết minh cho từng khoản mục

Các doanh nghiệp niêm yết hiện nay phần lớn cung cấp những thông tin chỉ vừa đủ đáp ứng những yêu cầu trong chuẩn mực kế toán quy định. Các nội dung thuyết minh do đó không thực sự đầy đủ, vẫn chỉ mang tính hình thức. Do đó, cần nâng cao mức độ chi tiết các nội dung mà doanh nghiệp niêm yết cần công bố.

Tuy nhiên, như đã biết chuẩn mực kế toán Việt Nam được áp dụng chung cho các doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp niêm yết có đặc thù hoàn toàn khác so với các doanh nghiệp khác, do đó nếu chuẩn mực kế toán yêu cầu quá chi tiết để nâng cao chất lượng thông tin của các doanh nghiệp niêm yết sẽ gây ra gánh nặng cho các loại hình doanh nghiệp còn lại. Do đó, tác giả kiến nghị, trong các thông tư liên quan tới hướng dẫn về công bố thông tin ban hành sau này, Bộ Tài chính và UBCKNN sẽ đưa ra mẫu một bản thuyết minh chi tiết đầy đủ cho các doanh nghiệp niêm yết, để

thúc đẩy các doanh nghiệp này công bố thông tin của mình một cách minh bạch và hữu ích hơn.

Bên cạnh, những hướng dẫn đó, UBCKNN và Bộ tài chính cũng đồng thời nâng mức phạt để tăng tính răn đe và qua đó nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trong việc công bố thông tin. Hiện nay, mức phạt vẫn còn nhẹ khi so sánh với những lợi ích mà hiện tượng bất cân xứng thông tin có thể mang lại cho những người có nhiều thông tin hơn. Vấn đề này sẽ gây kìm hãm sự phát triển của thị trường vốn tại Việt Nam, dẫn tới doanh nghiệp niêm yết có thể thiếu vốn đế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

3.3.1.5. Trình bày số liệu của các năm trước

Hiện nay, quy định về việc trinh bày thông tin báo cáo tài chính chỉ thể hiện sổ liệu cùa 2 năm (năm trước và năn hiện tại). Quy định nảy gây hạn chế về khả năng so sánh của thông tin kế toán vả không giúp nhà đẩu tư đánh giá được xu hướng hoạt dộng của công ty. Hiện nay, đa phần các báo cáo tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán quốc tế trình bày 3 năm liên tục cho năm hiện tại vả 2 năm liền trước đó; chẳng hạn thị trường chứng khoán Hồng Kông yêu cẩu trình bày ít nhất 3 năm tài chinh. Do vậy, cần bổ sung quy định về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cần trình bày số liệu của 3 hoặc 4 năm gần nhẩt (năm hiện tại và 2 hoặc 3 năm liền trước). Điều này tăng tính thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong việc tiếp cận thông tin, đáp ứng đưọc mục đích so sánh thông tin, việc phân tích xu hướng phát triển của công ty dược dễ dàng hon.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 143 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)