- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở một số huyện ngoài và trong nước
số huyện ngoài và trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Đông Hưng - Trung Quốc
Ở Trung Quốc, NSNN không lồng ghép và được chia thành 5 cấp: Cấp trung ương, Cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã. Trước cải cách, việc lập dự toán ngân sách ở Trung Quốc căn cứ chủ yếu vào tình hình thực hiện năm trước với quy trình đơn giản và không rõ ràng, không bắt buộc phải lập dự toán. Các đơn vị sử dụng ngân sách rất thụ động trong việc đề xuất nhu cầu chi tiêu của mình. Các đơn vị sự nghiệp có thu phí tự sử dụng kinh phí thu được và để ngoài ngân sách, Nhà nước không kiểm soát được. Các đơn vị thực hiện chi tiêu ngân sách bằng hình thức rút kinh phí trực tiếp từ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc.
Từ năm 2000 đến nay, quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Đông Hưng - Trung Quốc đã được cải cách mạnh mẽ trên 3 mặt: Cải cách khâu lập dự toán ngân
sách, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý NSNN, cải cách công tác kho quỹ.
Đối với khâu lập dự toán và quyết định dự toán: Cơ quan quản lý NSNN giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán hàng năm, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngân sách 3 - 5 năm để làm căn cứ ổn định ngân sách. Dự toán phải thông qua HĐND cấp huyện. Việc lập và quyết định dự toán ngân sách hàng năm theo từng
cấp. Quy trình lập dự toán được thực hiện theo hình thức 2 xuống 2 lên: Vào tháng 6 hàng năm, cơ quan tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán năm sau, trên cơ sở đó các đơn vị dự toán lập khái toán gửi cho cơ quan tài chính lần 1. Sau khi nhận được khái toán của đơn vị, khoảng tháng 9-10 hàng năm cơ quan tài chính có văn bản yêu cầu đơn vị lập lại dự toán trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách. Các đơn vị dự toán tiến hành điều chỉnh lại khái toán và gửi lại cơ quan tài chính lần 2 trước ngày 15/12 hàng năm. Sau đó cơ quan tài chính tổng hợp xin ý kiến UBND, cuối cùng trình HĐND phê chuẩn dự toán. Sau khi HĐND phê duyệt trong vòng 01 tháng cơ quan tài chính phê chuẩn dự toán chính thức cho các đơn vị, giao số bổ sung cho ngân sách cấp dưới (cơ quan tài chính không tiến hành thảo luận, không làm việc trực tiếp với đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới, không thẩm định dự toán phân bổ chi tiết). Định mức CTX ngân sách được phân bổ theo từng ngành đặc thù khác nhau và quy định khung mức để từng cấp chính quyền địa phương quyết định cụ thể. Việc phân cấp CTX ngân sách được quy định rõ ràng, NS cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do cấp đó quản lý, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ do ngân sách cấp trên giao.
Các chính sách đầu tư được vận dụng theo từng lĩnh vực:
- Đối với chi giáo dục đào tạo: Luật giáo dục đã quy định không phải đóng học phí 9 năm giáo dục phổ thông bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Các trường dân lập, bán công tự thành lập và hoạt động, không phải nộp thuế và tiền thuê đất. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được phép vay vốn tín dụng để đầu tư trang thiết bị giảng dạy, đồng thời chủ động sử dụng nguồn thu học phí, thu từ tiền sử dụng đồ dùng học tập để trả nợ khi đến hạn. Các trường thuộc Bộ, ngành, đơn vị lập thì phải tự lo kinh phí, Chính phủ xét thấy cần thiết thì hỗ trợ một phần Chính quyền thực hiện khoán chi cho tất cả các trường.
- Đối với chi nông nghiệp: Sau khi có Luật nông nghiệp, các chính sách của chính phủ được ban hành theo hướng hỗ trợ nông dân, nâng cao nhận thức về nông nghiệp đối với nông dân, tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giải quyết nạn đói, nghèo ở nông thôn bằng cách tạo ra nhiều việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao đời sống, thúc đẩy văn hoá phát triển ở nông thôn. Các chính sách
tài chính được cụ thể hoá như miễn giảm thuế nông nghiệp, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, xây dựng vùng chuyên canh, cung cấp thông tin về nông nghiệp cho nông dân, hỗ trợ nhà cho nông dân, cho vay ưu đãi đối với nông dân nghèo có thu nhập dưới 850 tệ để phát triển sản xuất.
1.3.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam
Ở huyện Tiền Hải, Thái Bình, CTX NSNN năm 2015 toàn huyện đạt
817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9 % so với năm 2014. Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang niên độ tài chính năm 2016. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán.
Từ kết quả CTX nêu trên, huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán chi NSNN tỉnh giao, năm 2015 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu. Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ðặc biệt trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi.
Mặt khác, chú trọng áp dụng triệt để luật quản lý thuế tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh như: thuế vùng đất bãi triều... Trong chi dự toán thường tập trung vào xem xét chú trọng các khoản chi lớn nhưng có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, gồm cả sự chú trọng phần vốn đối ứng nhằm tiếp cận kịp thời về vốn hỗ trợ từ cấp tỉnh và nhiều chương trình mục tiêu. Ngoài ra, huyện Tiền Hải còn xây dựng một số biện pháp đẩy mạnh quản lý chi NSNN ở lĩnh vực xây dựng cơ bản. Huyện tiếp tục tái rà soát, sắp xếp, phân loại ưu tiên các công trình xây dựng theo thứ tự. Kiên quyết nói không với các công trình khi chưa rõ nguồn hay những công trình đầu tư còn manh mún, dàn trải. Chỉ đạo tập trung vào
quyết toán nhanh chóng về các khoản chi như chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền đổi thửa... Chỉ đạo các xã luôn công khai hóa tất cả khoản thu của dân. Từ huyện xuống xã phấn đấu tiết kiệm chi 10% trong công tác chi thường xuyên để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương…
1.3.1.3. Kinh nghiệm ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam
Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính. Huyện Sơn Dương, Tuyên Quang đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác quản lý chi NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển KTXH, đã tăng cường cụ thể hóa các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòng ban chức năng, xã, thị trấn phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật NSNN và các khoản trợ cấp, đơn vị Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấp huyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm,hiệu quả. Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Sơn Dương đã chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực.. Việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về KTXH và để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra.
hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.
Theo kinh nghiệm của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí NSNN. Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN.