- Về quản lý chi sự nghiệp kinh tế:
2.3.2. Kết quả khảo sát
2.3.2.1. Ý kiến đánh giá về công tác lập dự toán của huyện Hiệp Đức
Theo kết quả khảo sát về việc lập dự toán CTX ngân sách huyện [Phụ lục 5B] cho thấy: 100% cán bộ được khảo sát đều nhận định việc lập dự toán CTX ngân sách đều được các đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình và các bước tiến hành. 100% cán bộ được khảo sát nhận định dự toán chi đã được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Công tác lập dự toán đã làm theo đúng chế độ, chính sách và theo sự hướng dẫn của cơ quan tài chính, đồng thời 71% cán bộ quản lý và 75% cán bộ kế toán đánh giá việc lập dự toán đã bám sát thực tế và phương hướng phát triển KTXH của địa phương. Do vậy, tác động tốt đến quá trình chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán CTX ngân sách.
Tuy nhiên, chất lượng dự toán có bất cập, chưa sát với nhu cầu thực tế của đơn vị, dẫn đến tình trạng xin bổ sung kinh phí hàng năm tăng cao và khiến các đơn vị không chủ động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Thực tế, việc
lập dự toán có nơi, có lúc chưa nhận thức đầy đủ, số kiểm tra nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế, nên dự toán xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Điều đó gây khó khăn lớn cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa các bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi.
Theo kết quả khảo sát 120 cán bộ quản lý ngân sách huyện Hiệp Đức về công tác lập dự toán CTX ngân sách cho thấy:
100% cán bộ (120 người) được hỏi đều trả lời rằng các đơn vị (nơi họ công tác) đều lập dự toán CTX. Về thời gian nộp dự toán còn chậm, chất lượng chưa cao một số khoản mục chi chưa thể hiện đúng nội dung của mục lục NSNN. Cụ thể về tiến độ lập dự toán CTX ngân sách hàng năm tại đơn vị: Có 65 người (54,16%) trả lời tiến độ lập dự toán kịp thời; 43 người (35,84 %) đánh giá là chậm, và 12 người (10%) đánh giá rất chậm. Như vậy, số cán bộ được hỏi cho rằng khâu lập dự toán chi ngân sách của các các đơn vị còn chưa kịp thời. Một trong những nguyên nhân gây nên là do địa phương giao số kế hoạch hàng năm cho các đơn vị quá chậm, dẫn đến việc lập dự toán ngân sách không chủ động, kịp thời, chất lượng kém. Mặt khác, trình độ và nhận thức của cán bộ về công tác kế hoạch ngân sách còn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư đúng mức. Do đó, việc lập dự toán CTX còn chưa thật sát với tình hình thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra tại các phòng, ban, ngành, đơn vị thuộc huyện.
Về chất lượng Dự toán chi ngân sách huyện hàng năm [Phụ lục 5C]: Có 40 người (33,33%) đánh giá “rất tốt, sát với thực tế”; có 60 người (50%) cho là “hợp lý” và 20 người (16,67%) công nhận “ còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế và yêu cầu chi tiêu công”. Trong số 20 người này cho rằng “ chất lượng dự toán còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế yêu cầu chi tiêu công” lại đều là những kế toán chuyên trách tại các đơn vị, điều này cho thấy khi Phòng TC - KH huyện tổng hợp và lập dự toán chi ngân sách toàn huyện còn chưa thật sự sâu sát với dự toán các đơn vị gửi, nên trong năm ngân sách chưa đảm bảo các hoạt động thường xuyên cần thiết của đơn vị khiến các đơn vị gặp khó khăn trong việc hoàn thành tốt các đơn vị được giao.
2.3.2.2. Ý kiến đánh giá công tác chấp hành dự toán
Qua khảo sát bằng phiếu điều tra về: Việc chi trả lương, các chế độ phụ cấp khác theo quy định, đơn vị được thực hiện như thế nào ? Kết quả cho thấy hầu hết trong số 120 cán bộ được phỏng vấn đều khẳng định các đơn vị đã thanh toán lương và các khoản phụ cấp đều đúng, đủ, kịp thời (113 ý kiến, chiếm 94,16%). Chỉ một vài ý kiến (7 ý kiến, chiếm 5,84%) phản ánh rằng đôi khi nhận lương và phụ cấp trễ một vài tuần so với định kỳ hoặc thủ tục nâng ngạch, bậc lương còn chậm do công tác tổ chức cán bộ chứ không phải do tài chính kế toán. Các khoản CTX khác cho mua sắm, sửa chữa tài sản nhỏ, phương tiện làm việc củng được tăng lên, cải thiện điều kiện làm việc của các cơ quan chính quyền , phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn.
Kết quả điều tra về nội dung thất thoát và lãng phí trong chi ngân sách ở huyện cho thấy [Phụ lục 5D]: Khoản “Chi khác” được nhiều người xếp ở vị trí thứ 1 (73 người, 60,83%), tiếp theo là “Chi sự nghiệp kinh tế”: 36 người (30%), “Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội”: 7 người (5,83%); “Chi sự nghiệp y tế”: 04 người (3,33%). Qua đây thấy rằng, do chi là những khoản chi ngoài danh mục các khoản chi của CTX, không được thể hiện chi tiết, cụ thể trong dự toán nên khó hoạch toán, quản lý và kiểm tra, bởi có tới 46/73 ý kiến là chuyên viên, cán bộ các phòng, ban, ngành, hội đoàn thể thuộc huyện. Điều này chứng tỏ dường như lãnh đạo, Thủ trưởng các đơn vị vẫn chưa nhận thức đầy đủ về việc cần giảm chi ngân sách cho các khoản chi khác này.
Song vấn đề là nội dung chi ngân sách huyện trong thời gian qua cơ bản là góp phần đem lại những hiệu quả nào. Bởi qua khảo sát cho thấy 100% đều khẳng định chi ngân sách huyện đã mang lại hiệu quả là: (1) Hoạt động kinh tế trên địa bàn ngày càng sôi động, phát triển; (2) Diện mạo địa phương (đường phố, thôn làng, nhà cửa…) ngày càng đổi mới, khang trang; (3) Các chính sách xã hội ngày càng được quan tâm và giải quyết tốt hơn; (4) Trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm và tệ nạn xã hội bị đẩy lùi; (5) Chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi đến người dân; (6) Hoạt động của các ban ngành, đoàn thể huyện ngày càng có hiệu
lực, hiệu quả. Tuy nhiên, do việc lập dự toán vẫn chưa sâu sát thực tế nên quá trình tổ chức thực hiện dự toán ở hầu hết các đơn vị vẫn phải tiến hành điều chỉnh dự toán.
Kết quả khảo sát về sự hợp lý của việc bố trí, phân định các khoản CTX về các lĩnh vực ở huyện Hiệp Đức cho thấy: 17,50% cán bộ cho rằng rất hợp lý, 33,33% đánh giá hợp lý nhưng có tới 36,67% đánh giá là chưa hợp lý và 12,5% đánh giá rất bất hợp lý [Phụ lục 5E]. Cũng chính vì sự bất hợp lý này dẫn đến việc chấp hành CTX ngân sách huyện xảy ra các hiện tượng sau [Phụ lục 5F]: 66,67% nhận định phải tiến hành điều chỉnh dự toán; 55,83% nhận định chi vượt dự toán; 59,17% nhận định nợ CTX; 30,83% nhận định chi sai nguyên tắc, không đúng quy định.
2.3.2.3. Ý kiến đánh giá về công tác quyết toán
Những kết quả đạt được:
- Việc cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán
Kết quả cho thấy: có 30/30 người là Thủ trưởng và kế toán đơn vị có tài khoản riêng (100%) khẳng định “Có cài đặt và sử dụng hiệu quả”. Đây là một kết quả đáng mừng trong việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán và quyết toán nói riêng cũng như công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung ở cấp huyện. Và việc sử dụng phần mềm giúp cho công tác quyết toán CTX NSNN huyện hạn chế được sai sót và đảm bảo thời gian quyết toán.
- Tính khoa học về sổ sách và phương pháp quyết toán, tính kịp thời
Công tác kế toán và quyết toán đã được quan tâm, thực hiện một cách khoa học, đúng quy trình mở sổ, khoá sổ, hạch toán kép. Việc ghi chép được tiến hành thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. Cuối tháng lập báo cáo, bảng cân đối tài khoản theo quy định. Theo kết quả khảo sát [Phụ lục 5K], 83,33% đánh giá việc mở sổ, khóa sổ, hạch toán đúng quy trình; 64,17% đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán kịp thời, chất lượng ngày càng tiến bộ, số liệu sách đầy đủ, kịp thời . Các nghiệp vụ chi được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ. Hệ thống chứng từ, hóa đơn được xử lý đúng, kịp thời và đúng quy định…
Mặc dù quá trình lập và chấp hành vẫn còn vướng mắc, nhưng cùng với sự cố gắng của kế toán đơn vị và sự hướng dẫn của Phòng TC - KH huyện, công tác quyết toán ngân sách diễn ra đúng luật. Các báo cáo quyết toán năm, quý luôn được lập đầy đủ, hợp lý và có tác dụng tốt trong việc kiểm tra quá trình chấp hành dự toán và các biện pháp thực thi để rút kinh nghiệm. Dưới sự hướng dẫn của UBND huyện và phòng TC- KH, mọi khoản thu chi đề qua KBNN phối hợp kiểm soát chi.
Công tác quyết toán cơ bản đã được các đơn vị thực hiện tốt lập báo cáo, quyết toán năm đầy đủ, chính xác và đồng bộ, gửi và báo cáo cơ quan chức năng theo đúng thời gian và phê chuẩn đúng thẩm quyền. Hàng năm báo cáo quyết toán được báo cáo trước HĐND ở kỳ họp đầu tiên của năm sau và được HĐND huyện phê chuẩn.
Những hạn chế cần khắc phục:
Báo cáo CTX ngân sách còn chậm về thời gian, chất lượng báo cáo còn hạn chế chưa chính xác, gây ảnh hưởng cho công tác lập báo cáo tổng hợp quyết toán của cơ quan tài chính cấp trên, hạn chế tác dụng của việc công khai tài chính. Mặc dù quyết toán CTX ngân sách dựa vào dự toán được duyệt nhưng tiến độ còn chậm, vướng mắc nhiều ở khâu kiểm soát thanh toán qua KBNN. Một phần do bất cập giữa chế độ định mức so với thực tiễn; một phần do trình độ chuyên môn của cán bộ CTX ngân sách huyện có hạn chế. Thời gian nộp báo cáo, quyết toán CTX ngân sách còn rất chậm và hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu của luật NSNN. Kết quả khảo sát, 28,33% đánh giá về thực hiện thời gian báo cáo quyết toán là chưa kịp thời, và 7,5% đánh giá là rất chậm.
Việc thực hiện công khai minh bạch CTX NSNN có nhiều bất cập như: Biểu mẫu công khai chưa rõ ràng các chỉ tiêu, dể hiểu, số liệu trung thực, cụ thể, chi tiết, tránh tình trạng làm lướt, làm ẩu, nội dung chỉ tiêu chung chung, quá tổng hợp, khó hiểu, dễ gây nghi ngờ thắc mắc. Kết quả khảo sát, 14,17% đánh giá hệ thống sổ sách chưa đầy đủ, chính xác và chưa đồng bộ; 25,83% đánh giá biểu mẫu sổ sách chưa rõ ràng, khó hiểu và gây nhầm lẫn.
2.3.2.4. Ý kiến đánh giá về công tác kiểm tra, kiểm soát.
toán, chấp hành dự toán và quyết toán CTX ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách. Các phòng chuyên môn khác coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành dự toán của các đơn vị để hạn chế việc chi sai, chi thừa/ chi thiếu. Tuy nhiên, việc kiểm tra khâu lập dự toán còn tính chủ quan, chưa quan tâm đúng mức dự toán thực tế của các đơn vị nên dự toán được phê duyệt của các đơn vị thụ hưởng chưa phù hợp và hiệu quả. Có sự quan tâm tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, thủ tục quyết toán nhưng lại thiếu quan tâm đến hiệu quả của việc CTX ngân sách huyện. Đôi khi công tác kiểm tra, thanh tra còn làm phiền hà, ách tắc công việc của đơn vị.
Năm 2016: Công tác thanh tra quản lý tài chính được triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành vượt kế hoạch (trong đó có 2 đợt đột xuất). Đã hoàn thành 03 cuộc thanh tra quản lý tài chính; 02 cuộc thanh tra thực hiện các quy định của luật phòng chống tham nhũng; 03 cuộc thanh tra trách nhiêm đối với 10 thủ trưởng các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về Khiếu nại, tố cáo.
Năm 2017: Công tác thanh tra quản lý tài chính được triển khai thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch (4/4 cuộc). Qua thanh tra về CTX, phát hiện sai phạm, xử lý nộp ngân sách nhà nước 214 triệu đồng; giảm trừ quyết toán là 138 triệu đồng. Kiểm điểm xử lý hành chính đối với 7 tập thể và 12 cá nhân.
Năm 2018: Công tác thanh tra quản lý tài chính, phòng chống tham nhũng được triển khai thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch, tiến hành 06 cuộc thanh tra (5 cuộc theo kế hoạch 1 cuộc đột xuất). Qua thanh tra, phát hiện tổng số tiền sai phạm về kinh tế 561 triệu đồng. Riêng đối với mục CTX đã phát hiện sai phạm, xử lý, nộp ngân sách là 274 triệu đồng; giảm trừ quyết toán là 136 triệu đồng; kiểm điểm xử lý hành chính với đối với 03 tập thể và 08 cá nhân.