Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 66 - 68)

- Về quản lý chi sự nghiệp kinh tế:

3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp Đức

3.1.1.1. Định hướng tổng quát

Phát huy truyền thống quê hương Hiệp Đức anh hùng, Đảng bộ và Nhân dân đoàn kết, kỷ cương, chủ động, sáng tạo xây dựng huyện Hiệp Đức phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Phấn đấu sớm đưa Hiệp Đức ra khỏi tình trạng huyện nghèo và cơ bản trở thành huyện phát triển ổn định vào năm 2020; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; chủ động phòng chống bão, lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Phấn đấu đến năm 2020 tạo sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện về kinh tế, văn háo, xã hội, tăng trưởng kinh tế với nhịp độ đạt mức trung bình của tỉnh.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng Thương mại - Dịch vụ và Công nghiệp - Xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp; đẩy mạnh phát triển kinh tế, nỗ lực xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; tăng cường an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội; đến năm 2020 có mức sống tương đương mức trung bình của tỉnh.

3.1.1.2. Định hướng cụ thể

Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 là phải phát triển nhanh và bền vững, theo cơ cấu hợp lý để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

+Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao độ đồng đều giữa các vùng.

bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao để tiến hành xây dựng CNH - HĐH tạo động lực cho kinh tế xã hội phát triển.

Thường xuyên giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường lành mạnh cho nền kinh tế phát triển.

Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020, đạt 45% đến 50% số xã thuộc huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, kinh tế phát triển, nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực.

Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt ợp vệ sinh, nâng cấp các chợ, xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm tách khỏi khu dân cư, quy hoạch và quản lý nghĩa trang. Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang hạ tầng nông thôn.

3.1.1.3. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế -văn hóa - xã hội chủ yếu

Phấn đấu đến năm 2020, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội như sau:

Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng chung đến năm 2020 đạt khoảng 12,13% -Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: công nghiệp xây dựng đạt 29%; thương mại dịch vụ đạt 44%; nông lâm – thủy sản đạt đạt 27%;

- Định hướng đến năm 2030 tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.

- Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 12,95%.

+ Công nghiệp - TTCN - Xây dựng tăng bình quân hàng năm 13%. + Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân hàng năm 17%.

- Thu ngân sách trên địa bàn (tổng giai đoạn 2016-2020): 143.165 tỷ đồng (Trong đó: Thu cân đối đạt 27.014 triệu đồng).

-Thu nhập bình quân đầu người: 27,5 triệu đồng/người/năm.

Về văn hóa, xã hội

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 13‰.

Tỷ lệ xã xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 15%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 9,74%.

Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi bình quân các cấp học: 100%.

Số trường đạt chuẩn Quốc gia theo chuẩn mới đến hết năm 2020: 8 trường. Số lao động nông thôn trong độ tuổi được đào tạo nghề trên: 35%.

Về môi trường

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh: 90%. Độ che phủ rừng trên: 79%.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 66 - 68)