Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 40)

- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân. Năm 2017, huyện Hiệp Đức thực hiện đạt các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất 1334,5 tỷ đồng, tăng 12,95% so với năm 2016; tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm

35,5%, tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 12,55 tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 51,89%. Tổng sản lượng lương thực đạt 13.870 tấn, tăng 6,5% so với năm 2017. Tổng đàn bò 9690 con, tăng 0,9% so với năm 2017. Tỷ lệ độ che phủ rừng 57%. Đào tạo nghề cho 500 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5-6%, 3/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được đầu tư xây dựng; cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn được quy hoạch và đang kêu gọi đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ đạt 692,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng (giá so với 2010) 105,06% . Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của huyện giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn vốn đầu tư cả giai đoạn là 621,303 tỷ đồng, đạt 83,5% so với chỉ tiêu đề ra; trong đó đầu tư hạ tầng kinh tế 320,143 tỷ đồng và hạ tầng văn hóa, xã hội 301,160 tỷ đồng.

Thu ngân sách đạt 234,5 tỷ đồng, tăng 89,2% so với đầu nhiệm kỳ. Dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 216,623 tỷ đồng cho 3.942 hộ vay; tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 252,209 tỷ đồng cho 10.045 hộ vay; đã góp phần quan trọng cho phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng và công tác giảm nghèo.

Tuy nhiên, Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với mức bình quân của tỉnh. Quy mô của nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm, khả năng huy động nguồn lực vật chất cho công tác giảm nghèo khó khăn. Thu ngân sách ở huyện chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi hàng năm. Bên cạnh đó, với lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, trình độ canh tác lạc hậu, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong từng sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng của từng sản phẩm nhỏ, khó cạnh tranh trên thị trường dẫn đến giảm nghèo bền vững rất thấp. Triển khai thực hiện các đề án phát triển kinh tế như trồng cao su, chăn nuôi… chưa tương xứng với tiềm năng. Việc lồng ghép các chương trình dự án ở một số địa phương hiệu quả chưa cao. Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất và giao đất giao rừng còn chậm; quản lý xây dựng vẫn còn nhiều bất cập.

Chính với điều kiện tự nhiên của huyện miền núi Hiệp Đức đòi hỏi phải có sự khác biệt về suất định mức phân bổ, tiêu chí phân bổ NSNN của huyện nhà so với khu vực huyện đồng bằng. Cùng với đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau đòi hỏi các chính sách quản lý kinh tế -xã hội nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng của các cấp chính quyền huyện Hiệp Đức là phải linh hoạt, chủ động các kiến nghị với cấp trên về chính sách quản lý chi NSNN phải phù hợp với đặc trưng khu vực nhằm thực hiện có khả thi các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Đức.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w