Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hiệp Đức, Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 36)

- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hiệp Đức, Quảng Nam

Một là, cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật và các văn bản hướng dẫn, ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức củng như biện pháp thực hiện. Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biện pháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực sẽ làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hai là, coi trọng cải cách mạnh mẽ từ cải cách khâu lập dự toán ngân sách, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý NSNN, cải cách công tác kho quỹ. Chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn để các ngành và địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động.

Ba là, coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định kinh tế liên quan đến thu, chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc. Vì NSNN liên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng, chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng. Việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về KTXH; và để đảm bảo tiến độ, hàng năm phải có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đề ra. Kiên quyết nói không với các công trình khi chưa rõ nguồn hay những công trình đầu tư còn manh mún, dàn trải. Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi.

Bốn là, mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế, quản lý chi ngân sách cho các cấp ở huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.

Năm là, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định rõ về mục tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể phù hợp ở từng giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước. Điều này vừa giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ, vừa tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí. Việc ban hành các chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, định mức, chế độ tiết kiệm, phải có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khen thưởng, khuyến khích để tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sáu là, tăng cường áp dụng IT trong quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN, giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.

Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán đối với các công đoạn từ lập dự toán đến tổ chức thực hiện và sử dụng nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w