KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 83)

- Về quản lý chi sự nghiệp kinh tế:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

CTX là một bộ phận quan trọng của chi NSNN, với quy mô rất lớn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy và thực hiện các nhiệm vụ KTXH của Nhà nước ở các cấp, các ngành. Để phát huy vai trò to lớn của CTX, cần tăng cường quản lý trên các mặt: Hoạch định chính sách ngân sách, hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện phân cấp quản lý ngân sách và kiểm tra, kiểm soát. Quản lý NSNN nói chung và quản lý CTX NSNN nói riêng là vấn đề được Chính phủ và các cấp chính quyền tại các địa phương luôn quan tâm và coi trọng. Quản lý NSNN, ngân sách địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: Hiến pháp; pháp luật; chính sách vĩ mô của Nhà nước: cơ chế phân cấp quản lý hành chính, phân cấp nhiệm vụ thu, chi ngân sách; hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của ngân sách; sự điều hành, quản lý và các công cụ, phương tiện quản lý được sử dụng; trình độ và nhận thức của mỗi cán bộ công chức, viên chức, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế...

Hoạt động CTX NSNN tại huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo chi cho bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, công tác quản lý CTX NSNN đang gặp những thách thức không nhỏ. Việc ổn định và phát triển thu – chi ngân sách huyện là một bài toán khó. Luận văn với đề tài: “Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Hiệp Đức , tỉnh Quảng Nam” đã tập trung: (1) hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý CTX NSNN; (2) Phân tích đánh giá sát thực trạng công tác quản lý CTX NSNN trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015 - 2017; (3) Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Hiệp Đức 2020 - 2025.

Trong khuôn khổ giới hạn của Luận văn và khả năng của tác giả sẽ khó tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng các giải pháp trên, nếu được quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý CTX của huyện Hiệp Đức thực hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với định hướng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay.

2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w