mặt tại phiên tòa thời gian vàđịa điểm của việc tranh luận.
Theo Điều 274 BLTTDS, việc nghị án ở thủ tục phúc thẩm được thực hiện như nghị án ở thủ tục sơ thẩm. Về vấn đề này khoản 3 Điều 236 BLTTDS quy định: "Khi nghịán chỉ được căn cứvào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quảviệc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tốtụng, Kiểm sát viên". Việc quy định như vậy là chưa đầy đủ. Tranh luận là hoạt động trung tâm của phiên tòa phúc thẩm. BLTTDS đã quy định thủ tục tranh luận thành một mục riêng trong Chương XIV (tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo thủtục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm) đã thể hiện sự thay đổi về nhận thức, đánh giá cao bản chất và vai trò của tranh tụng trong việc mở rộng dân chủ trong hoạt động tư pháp, tăng cường hơn nữa việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Muốn nâng cao chất lượng xét xử thì phải nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa". Hoạt động tranh luận tại phiên tòa chính là quá trình các bên đương sựthực hành các quyền tựdo, dân chủnói chung và các quyền và nghĩa vụcủa họtrong pháp luật tốtụng dân sựnói riêng. Thông qua việc trình bày, phát biểu, xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứtại phiên tòa, các đương sự đưa ra lý lẽ, lập luận và viện dẫn pháp luật chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
hoặc phản bác yêu cầu của phía bên kia nhằm thuyết phục HĐXX giải quyết vụán theo quan điểm của họ. Do vậy, khi nghị án, ngoài việc căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa còn phải căn cứ cả vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Từ đó cho thấy, cần phải bổsung khoản 3 Điều 236 BLTTDS theo hướng sau: Khi nghị
án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa, kết quả tranh luận tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tốtụng, Kiểm sát viên.
- Về Điều 269 BLTTDS quy định về vấn đề án phí trong trường hợp bị đơn đồng ý việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện phát sinh một vấn đề bất cập là: Trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm quyết định cho người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan phải chịu án phí, thậm chí là mức án phí rất lớn, việc quy định nguyên đơn, bị đơn có quyền quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn nhiều khi làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Họ tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, nhiều khi quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm lại buộc họ phải chịu án phí. Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, bị đơn đồng ý, họ lại rơi vào thế thụ động và phải chịu toàn bộ án phí của bản án sơ thẩm là không thỏa đáng. Tiểu mục 4.4 Mục 4, Phần III Nghịquyết số05/2006/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC hướng dẫn nhưsau:
Khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơthẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 269 của Bộ luật Tốtụng dân sự, thì căn cứvào quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm vềán trong bản án sơ thẩm bị hủy, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đương sự nào phải chịu án phí và mức án phí sơ thẩm. Đối với trường hợp này các đương sựcòn phải chịu một nửa án phí phúc thẩm [33].
Quy định này của Nghị quyết vềcơbản đã giúp HĐXX có phán quyết khắc phục được điểm không thỏađáng vềmức án phíđối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, điểm bất cập là đây là văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện Bộ luật nhưng lại có hướng dẫn mâu thuẫn với văn bản luật. Do vậy, cần sửa đổi Điều 269 BLTTDS theo hướng:
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút
đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết nhưsau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơthẩm vàđình chỉ giải quyết vụ
án. Trong trường hợp này, HĐXX căn cứ vào quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm về án trong bản án sơ thẩm bị hủy, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định
đương sự nào phải chịu án phí và mức án phí sơ thẩm. Đối với trường hợp này các đương sựcòn phải chịu một nửa án phí phúc thẩm.
- Về Điều 277 BLTTDS quy định căn cứ để hủy bản án sơ thẩm. Theo quy định này:
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án trong các trường hợp sauđây:
1. Việc chứng minh và thu thập chứng cứkhông theo đúng quy định tại chương VII của Bộ luật này hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thểthực hiện, bổsung được.
2. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộluật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác vềthủtục tốtụng [2].
Điều luật quy định như vậy vô hình chung đã đẩy Tòa án vào vị thế của cơ quan điều tra, hay nói cách khác là đẩy trách nhiệm chứng minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ nội dung vụán thuộc về Tòa án, là trách nhiệm của Tòa án. Điều 6 BLTTDS quy định: "Các đương sựcó quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứcho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp". Theo quy định này, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc vềcác đương sự. Tòa án chỉcó trách nhiệm xem xét các chứng cứ các đương sự đưa ra có căn cứ hay không? Có phù hợp với pháp luật hay không? giá trị chứng minh của nó đến đâu? Chứng minh vấn đề gì? Từ đó, đưa ra các phán quyết đúng pháp luật.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc gắn trách nhiệm của Tòa án vào việc chứng minh, thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định là cần thiết, xuất phát từ điều kiện dân trí của đất nước. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quảcủa công tác thu thập chứng cứ, vì Tòa án là cơquan nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành thu thập chứng cứ thì sẽ hiệu quả hơn, thuận lợi hơn. Theo chúng tôi, quan niệm này chưa thực sự thỏa đáng. Xét về mặt lý luận, các tranh chấp dân sự hoàn toàn xuất phát từ quyền tự quyết định và định đoạt của các đương sự. Các đương sựcó quyền quyết định việc khởi kiện hoặc không khởi kiện, quyền đưa ra các yêu cầu. Khi thực hiện các quyền của mình, các đương sự phải có nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứvà hợp pháp. Nghĩa vụnày gắn liền với quyền lợi của các đương sự. Đương sự có thể tự mình chứng minh hoặc nhờ chủ thể khác thực hiện như nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc trung tâm trợ giúp pháp lý. Nhất là trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, đất nước đang mở rộng hội nhập quốc tế thì vấn đề đương sựcó nghĩa vụcung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là vấn đề phải đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, việc nâng cao vai trò cung cấp chứng cứvà chứng minh của các đương sựcòn đảm bảo cho việc xét xửcủa Tòa án đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Việc thu thập chứng cứ không đúng quy định của BLTTDS chính là việc Tòa án đã vi phạm thủtục tốtụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 277 nên không cần thiết phải chỉ rõ. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung Điều 277 BLTTDS theo hướng sau:
HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồsơ vụán cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụán trong các trường hợp sau đây:
1. Quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụán hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật mà cấp phúc thẩm không thểkhắc phục được.
2. Có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án mà không giải quyết
được tại cấp phúc thẩm.
3. Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác vềthủtục tốtụng.
KẾT LUẬN
Phiên tòa phúc thẩm dân sựlà phiên họp của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xửlại vụ án dân sự đã được Tòa án cấp dưới giải quyết bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm xác định tính hợp pháp và tính có căn cứcủa bản án, quyết định đó.
Phiên tòa phúc thẩm dân sự có những ý nghĩa rất lớn cả về chính trị, xã hội và pháp lý. Việc tiến hành tốt phiên tòa phúc thẩm là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Từ khi BLTTDS được ban hành, các vấn đề về tố tụng dân sự đã được Bộ luật này quy định tương đối đầy đủ, cụ thể trong đó có những vấn đề về phiên tòa phúc thẩm dân sự như nguyên tắc tiến hành phiên tòa, thành phần tham gia phiên tòa, phạm vi xét xử phúc thẩm, thủtục tiến hành phiên tòa và quyền hạn của HĐXX phúc thẩm.
Kểtừkhi BLTTDS ra đời cho đến nay, mặc dù sốlượng các vụán dân sự phải giải quyết theo trình tự phúc thẩm ngày càng tăng nhưng Tòa án các cấp đã khắc phục khó khăn, áp dụng đúng các quy định pháp luật tốtụng dân sự, giải quyết được số lượng lớn các vụ án dân sự. Chất lượng xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự về cơ bản đúng pháp luật, tỷ lệ bản án phúc thẩm bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm thấp và ngày càng có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một số vi phạm dẫn đến việc bản án phúc thẩm bị Tòa án cấp trên kháng nghị và hủy theo trình tự giám đốc thẩm như Tòa án cấp phúc thẩm xác định sai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, không phát hiện được các vi phạm của cấp sơ thẩm dẫn đến ra bản án phúc thẩm sai, đình chỉ việc giải quyết vụán không đúng, xác định sai thẩm quyền… Nguyên nhân của những tồn tại đó là do một số quy định của BLTTDS còn chưa rõ ràng dẫn đến các cách hiểu khác nhau, việc vận dụng giải quyết vụ án khác nhau, Thẩm phán thiếu trách nhiệm trong công tác,
không nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụán…
Để thực hiện được mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp trong công tác xét xử các vụ án dân sựvà đòi hỏi của thực tiễn cần phải sớm hoàn thiện các quy định của BLTTDS Việt Nam nhưsau:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 269 BLTTDS theo hướng quy định HĐXX phúc thẩm quyết định vấn đề án phí trên cơ sở án phí của bản án sơ thẩm và quyết định đương sựnào phải chịu án phí, mức án phí.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 272 BLTTDS theo hướng quy định cụ thể HĐXX cấp phúc thẩm sẽ phải áp dụng các điều luật 222, 223, 224, 225, 226,