thực hiện nhưtranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, thứtựphát biểu khi tranh luận
được thực hiện theo quy định tại Điều 271 của Bộ luật này và chỉ được tranh luận vềcác vấn đề thuộc phạm vi xét xửphúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm". Như vậy, ngoài việc vận dụng các quy định tại Điều 273 BLTTDS, chủtọa phiên tòa còn phải vận dụng các quy định từ Điều 232 đến
Điều 235 BLTTDS để điều khiển phần tranh luận. Theo các quy định này, trình tựphát biểu khi tranh luận được thực hiện nhưsau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp tất cả các đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là nguyên đơn và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là bị đơn và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
-Trong trường hợp chỉ có VKSkháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; trong trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;
- Tiếp đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị vàđương sự có quyền bổ sung ý kiến.
-Trong trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.
- Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối
đáp xong, Chủ toạphiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về hướng giải quyết vụ án. Ở thủ tục này, vai trò của Thẩm phán Chủ toạ
phiên toà trong thủ tục này là rất lớn. Việc tranh luận có làm rõ được sự thật khách quan của vụ án hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào việc điều khiển của Thẩm phán - Chủtoạphiên toà.
Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về
việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả của việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, khác với tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm, phạm vi tranh luận tại phiên toà phúc thẩm chỉ giới hạn ở những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, nghĩa là những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị hoặc liên quan đến vấn đề
giải quyết kháng cáo, kháng nghị.