Quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án sơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 68 - 70)

thm gii quyết li ván

Theo Điều 277 BLTTDS:

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án trong trường hợp sau đây:

1- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộluật này hoặc chưa được thực hiện

đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thểthực hiện bổsung được. 2- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác vềthủ

Không phải trong mọi trường hợp, những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp sơthẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có thểbổsung hoặc khắc phụcđược. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xem xét không thấu đáo, có sai phạm trong việc chứng minh và thu thập chứng cứ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung khắc phục

được hoặc thậm chí nếu khắc phục sẽ làm mất đi quyền kháng cáo của một trong các bên đương sự. Do vậy, cần thiết đặt ra vấn đề huỷbản án, quyết định sơ thẩm để giải quyết lại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Theo quy định trên, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án của cấp sơ thẩm trong trường hợp thứ nhất là: "Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện

đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thểthực hiện bổsung được".

Vấn đề chứng minh và chứng cứ là vấn đề cơ bản nhất để có thể ra một bản án có căn cứvà đúng pháp luật. Do vậy, để ra được bản án có căn cứ

và hợp pháp, Tòa án cấp sơ thẩm không thểbỏqua hoặc coi nhẹvấn đềchứng minh và chứng cứ. Khi xét xửvụán, HĐXX phải cân nhắc xem các chứng cứ được thu thập theo trình tựnào? do ai cung cấp? loại chứng cứgì? mức độ tin cậy đạt đến đâu? cần kết hợp với chứng cứnào khác để đủ cơ sở đưa ra phán quyết? Các chứng cứ có trong hồ sơ đã đủ cơ sở để đưa ra quyết định giải quyết vụ án chưa? Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ không đúng hoặc chưa đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ sung được thì HĐXX phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ về Tòa án cấp sơ

thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm xét xửlại vụán.

Trường hợp thứ hai, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm do thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác vềthủtục tốtụng.Đây là trường hợp cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm do cấp sơ thẩm đã có những vi phạm các quy

Thành phần HĐXX không đúng quy định là trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng với tư cách là thành viên HĐXX. Theo quy định tại Điều 53 BLTTDS thì thành phần HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt, thành phần HĐXX sơ thẩm gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Nếu thành phần HĐXX không đảm bảo yêu cầu trên thì bị coi là vi phạm. Ngoài ra, cũng được coi là không đúng quy định của pháp luật nếu thành phần HĐXX đã đảm bảo về số lượng, thành phần nhưng thành viên của HĐXX thuộc trường hợp phải từchối tiến hành tố tụng hoặc bịthay đổi như có quan hệthân thiết với nhau, với người tiến hành tốtụng khác hoặc có căn cứ để cho họkhông được vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ...

Các vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng bao gồm việc: bỏ sót người tham gia tố tụng, không triệu tập họ đến tham gia tố tụng, không hòa giải đối với những vụ án phải hòa giải hoặc tiến hành phiên hòa giải, phiên tòa không đúng trình tựpháp luật quy định, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của một hoặc các đương sự v.v…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 68 - 70)