1.2.1. Cơ sở x c định thẩm quyền c a Tòa án trong gi i quy t yêu câu phá s n doanh nghi p
Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp được hiểu dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu c u phá sản là phạm vi, quyền hạn của Tòa án trong việc thực hiện quy định pháp luật về giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp.
Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu c u phá sản là toàn bộ các hoạt động tố tụng thực hiện quyền hạn mà Tòa án được phép tiến hành, bằng sựchủ động, độc lập, tôn trọng sựthật khách quan, trên nền tảng c c quy định của pháp luật giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước nhà nước vềtoàn bộcác hoạt động đó.
Thứba, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp là sự phân định quyền hạn giữa Tòa án với c c cơ quan khác trong giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp.
Tóm lại, có thể nói: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp còn là căn cứ để phân định quyền hạn giữa các Tòa án với nhau. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật tố tụng, Tòa án là cơ quan có chức năng giải quyết các vụ án, các tranh chấp được quy định trong luật nội dung. Tuy nhiên, từng cấp Tòa án có thẩm quyền khác nhau vềphạm vi giải quyết các tranh chấp nói chung và giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp nói riêng.
Khi có đơn yêu c u mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, Tòa án chỉ định Thẩm phán thay mặt nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến phá sản.Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 LPS 2004 thì:
“Việc tiến hành th t c phá s n tại Tòa án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán ph trách, tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc TổThẩm phán gồm ba Thẩm phán ph tr ch”.
Lúc này thẩm quyền của Tòa án được thể hiện thông qua thẩm quyền của Thẩm phán trong việc đôn đốc chỉ đạo quá trình giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc trao cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp xuất phát từ cơ sởsau:
1.2.1.1. Xuất phát từb n chất c a hiện tư ng phá s n
Phá sản vềbản chất chính là việc con nợkhông có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình cho các chủ nợ. Ngoài ra, phá sản còn kéo theo nhiều hậu quả xấu cho xã hội như tình trạng thất nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp phá sản, ảnh hưởng doanh nghiệp khác. Không chỉ ởViệt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thếgiới, khi giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp có rất nhiều điểm tranh luận lớn không giải quyết được, đó là việc điều hòa giữa lợi ích của con nợ với lợi ích của chủ nợ; đó là việc tìm kiếm cách thức phân chia tài sản của con nợ cho các yêu c u chính đ ng của chủ nợ
trong khi tổng giá trị của tài sản nhỏ hơn tổng giá trị các yêu c u chính đ ng của chủ nợ. Để góp ph n hạn chế những mâu thu n trên pháp luật c c nước đều trao thẩm quyền giải quyết yêu c u phá sản cho Tòa án.
1.2.1.2. Xuất phát từ chức năng, nhiệm v c a Tòa án trong hệ thống
cơ quan nh nước
C c nước trên thếgiới đều giao quyền tư ph p cho Tòa án, Tòa án sẽcó quyền nhân danh nhà nước đưa ra c c ph n quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể khác, và quyết định này sẽ được bảo đảm thi hành bằng các biện ph p cưỡng chế.
Khi tham gia giải quyết yêu c u phá sản, Tòa án với tư c ch người thứ ba không có quyền lợi liên quan sẽ nhân danh nhà nước đứng ra giúp chủnợ, con nợ và những người liên quan đạt được những thỏa thuận liên quan đến việc phân chia tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, Tòa án tạo cơ hội cho doanh nghiệp tựcứu mình.
Giải quyết phá sản là một quá trình phức tạp với rất nhiều mâu thu n về lợi ích giữa các chủthểcó liên quan, khi mà ý thức và sựhiểu biết pháp luật của đa số các doanh nghiệp là chưa cao thì việc trao thẩm quyền giải quyết yêu c u phá sản doanh nghiệp là cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của LPS – Đó là bảo vệlợi ích của chủ nợ, con nợ, người lao động, góp ph n tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế đảm bảo trật tự, kỷ cương x hội v.v…
Theo pháp luật phá sản nước ta, khi tham gia vào giải quyết phá sản, Tòa án là chủ thể giữ vị trí trung tâm và vai trò quyết định không chỉ trong các vấn đề mang tính pháp lý mà còn trong cả các vấn đề mang tính kinh tế như quyết định công nhận hoặc sửa đổi phương n phục h i hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Những y u tố nh hưởng đ n vi c quy định thẩm quyền c a Tòa án trong gi i quy t yêu câu phá s n doanh nghi p