Ninh
Quảng Ninh là một trong 16 địa phương trong cả nước có số thu NSNN được điều tiết về Trung ương. Hằng năm, số thu NSNN của Quảng Ninh tăng, nhưng kèm theo đó, số chi NSNN cũng tăng theo. Năm 2011, tổng chi ngân sách của tỉnh ở mức hơn 8.600 tỷ đồng, năm 2012 đã tăng lên 13.200 tỷ đồng, năm2015 lên gần 16.000 tỷ đồng và năm 2016 gần 18.000 tỷ đồng. Ðiều đáng nói là tuy số chi tăng nhanh, nhưng Quảng Ninh lại có cách xác định chi NSNN theo hướng khác biệt.
Định hướng của tỉnh là tiếp tục theo đuổi mục tiêu dành mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong ba năm gần đây, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương trên cả nước bố trí vốn cho đầu tư XDCB đạt tỷ trọng hơn 50% tổng chi NSÐP. Theo đó, năm 2014, tỉnhbố trí 54%; năm 2015 là 53,7%; năm 2016 hơn 54%. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đồng thời quyết liệt trong chỉ đạo điều hành ngân sách với tinh thần tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi NSNN cho hoạt động ĐTPT. Theo đó, toàn bộ số tiền 1.700 tỷ đồng của năm 2015 và gần 2.700 tỷ đồng của năm 2016 có được do tiết kiệm chi thường xuyên đã được "dồn" cho nhiệm vụ đầu tư, góp phần đẩy mức chi ĐTPT năm 2016 của Quảng Ninh lên 56% tổng chi NSNN, cao gấp gần hai lần tỷ lệ chi ĐTPT của năm 2011 (29,5%).
Tỉnh đã điều hành linh hoạt ngân sách, sử dụng các nguồn lực khác từ nguồn tăng thu, ứng trước từ nguồn dự phòng tiền lương,... để bổ sung nguồn lực cho ĐTPT. Song song với việc tăng chi cho ĐTPT, Quảng Ninh cũng chủ trương tiết kiệm CTX. Do thực hiện khá sát sao công tác tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, nên hằng năm UBND tỉnh đều giao tăng phần tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khối tỉnh, giảm dần phần NSNN cấp cho các đơn vị. Theo thống kê của Sở Tài chính, so với năm 2011, năm 2014 đã giảm 32 trong số 142 đơn vị hưởng NSNN 100%, đồng thời tăng bốn đơn vị tự chủ 100% về tài chính, đưa số đơn vị tự chủ 100% lên 18 đầu mối, tăng sáu đơn vị tự chủ 70%, sáu đơn vị tự chủ 50% và 14 đơn vị tự chủ 30%. Năm 2016, toàn tỉnh tiếp tục giảm thêm 20 đơn vị ngân sách bảo đảm 100%; tăng thêm 16 đơn vị tự chủ 100%, một đơn vị tự chủ 70% , một đơn vị tự chủ 60%, 13 đơn vị tự chủ 50%, sáu đơn vị tự chủ 30%, bảy đơn vị tự chủ 20%... Như vậy, việc giảm chi NSNN cho khu vực hành chính sự nghiệp đã được Quảng Ninh coi là biện pháp chủ yếu trong cuộc đua giảm chi tiêu NSNN trong khu vực hành
chính - sự nghiệp. Vì vậy, Quảng Ninh đã được nhiều địa phương coi là điển hình để học tập về mô hình quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về NSNN nói chung và NSNN cấp tỉnh nói riêng trong hệ thống phân cấp NSNN Việt Nam. Tiếp đó tác giả cũng tập trung trình bày lý luận về chi thường xuyên từ NSNN, nêu bật được vị trí vai trò của chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, các nhân tố ảnh hường và kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách của các tỉnh làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các Chương tiếp theo của Luận văn.
CHƯƠNG 2