toán trong quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Thanh tra, kiểm tra tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý NSNN, là chức năng thiết yếu của Tài chính Nhà nước. Làm tốt công tác Thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nước tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc quản lý, sử dụng NSNN.
Thông qua các biện pháp quản lý chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước cần hoàn thiện và xây dựng chuẩn các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự toán được duyệt, đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn định mức, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong dự toán, tiếp tục khẳng định vai trò Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện phối hợp thu và kiểm soát chi NSNN và quản lý quỹ NSNN, giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán NSNN. Giám sát việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp đối với NSNN nói chung và NSĐP phương nói riêng. Cần nâng tỷ trọng Đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực NSNN.
Tăng cường sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã, các đơn vị dự toán.
Ngoài ra cần thiết Nâng cao hiệu lực kiểm tra, thanh tra quản lý và sử
dụng ngân sách địa phương
Tăng cường chất lượng giám sát thực hiện NSĐP của HĐND bằng cách thực hiện một số giải pháp:
Thứ nhất, cung cấp thông tin đầy đủ cho các ủy viên HĐND, nhất là các báo cáo
thực hiện theo quý, năm, kết luận của kiểm toán nhà nước, số thông báo chỉ tiêu phân bổ từ TW… để các ủy viên có căn cứ đánh giá tình hình thực hiện NSNN cũng như phê chuẩn NSĐP một cách chính xác, hợp lý.
Thứ hai, HĐND có thể tăng tần suất thực hiện giám sát triển khai thực hiện các
dự án trọng điểm đầu tư từ NSĐP dưới nhiều hình thức đa dạng như giám sát qua báo cáo, thị sát trực tiếp công trình hoặc chỉ đạo UBND kiểm tra, thanh tra chặt chẽ, khi cần thiết yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý dự án,
UBND giải trình sử dụng vốn đầu tư trước HĐND.
Thứ ba, chỉ đạo UBND mời Kiểm toán nhà nước kiểm tra chi tiêu NSĐP đối với
các dự án trọng điểm hoặc dự án có dấu hiệu vi phạm chế độ, chính sách quản lý NSĐP.
Phát huy tác dụng của thanh tra tài chính và thanh tra nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSĐT tại các đơn vị thụ hưởng NSĐP. Sở Tài chính cần kiểm tra sát sao quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công của các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính nhằm phòng ngừa cán bộ quản lý trong các cơ quan này lợi dụng quyền chủ động biển thủ, tham ô NSNN.
Phát huy tinh thần tự chủ của cán bộ, nhân viên trong các cơ quan nhà nước giám sát sử dụng NSNN trong đơn vị. Bộ phận kiểm soát nội bộ trong từng đơn vị phải hỗ trợ người lao động giám sát sử dụng NSNN, thực hiện công khai thông tin về sử dụng NSNN tại trụ sở đơn vị. Chú trọng xử lý đơn thư tố giác của nhân dân về sai phạm của cán bộ, cơ quan trong sử dụng NSNN. Các trường hợp sai phạm phải được xử lý nghiêm khắc, kịp thời nhằm củng cố lòng tin của người có tinh thần tố giác và thiết lập kỷ cương trong quản lý NSNN.
Hằng năm, UBND tỉnh nên tổng kết hoạt động quản lý NSNN và công bố những đánh giá của cơ quan quản lý đến tất cả các đơn vị thụ hưởng NSĐP để khuyến khích người làm tốt, phê bình người làm kém, tăng tính thuyết phục trong cơ chế quản lý NSNN nói chung