Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 42)

Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và năm 2017 là gần 1,5 triệu người. Trong đó, khoảng 75,4 % dân số sống ở nông thôn. Tổng lực lượng lao động chiếm hơn 65 % dân số, tăng bình quân 1,8 % năm. Số lao động trong các ngành kinh tế là hơn 856.000 người, trong khoảng thời gian này và tăng trưởng khoảng 1,75%. Điều này cũng cho thấy việc làm tăng chậm hơn số lượng lao động nên thiếu việc làm là tất yếu. Phần lớn lao động làm việc ở nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp cho dù có tăng, năm 2016 mới đạt khoảng 18 %. Về kinh tế, quy mô của nền kinh tế đã có sự gia tăng nhanh. Theo giá cố định 2010, quy mô GRDP của tỉnh từ đã tăng lên đạt khoảng 63 ngàn tỷ đồng năm 2017. Quy mô GRDP đã tăng gấp 8,7 lần, tỷ lệ tăng trưởng trung bình là hơn 11 %, cao hơn mức trung bình của cả nước (khoảng 6,8 %) trong giai đoạn này. Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị gia tăng của nông-lâm-thủy sản trong GDP giảm từ hơn 50 % năm 1997 xuống chỉ còn khoảng 15 % năm 2017. Tỷ trọng giá trị gia tăng của công nghiệp - xây dựng đã chiếm khoảng 47% năm 2017 ( tăng khoảng gần 21 %) và của dịch cụ là 38,2 %. Kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo điều kiện để nâng cao thu nhập trung bình cho người dân. Nếu theo giá cố định 2010, GRDP/ng của tỉnh năm 1997 là 5,4 triệu đồng/ng thì năm 2017 đã đạt 39,5 triệu đồng, tăng 7,3 lần và có tỷ lệ tăng trung bình khoảng trên 10 % năm. (Bảng 1 phụ lục 1)

Kinh tế có sự phát triển là cơ sở để phát triển về xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Nam từ mức 27,35 % năm 1997 đã giảm xuống chỉ còn 11 %

năm 2017, giảm 16 % . Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tử mức 42% năm 1997 chỉ còn khoảng 14 % năm 2017. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm mạnh từ 80 % năm 1997 hiện chỉ còn 48 %. Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đã đạt 100 %. Số bác sỹ / 1000 dân tăng dần, từ 0,36 năm 1997 đã đạt 0,77 năm 2017, tức là gần đạt mức 1 bác sỹ /1000 dân. ( mức phấn đấu để trở thành địa phương phát triển).

Những thành công trong phát triển kinh tế xã hội đã nâng dần vị thế của tỉnh Quảng Nam so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Về quy mô kinh tế, năm 2016, GRDP của Quảng Nam giữ vị trí số 1 trong 5 tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, thứ 3 trong 14 tỉnh Duyên hải miền Trung và thứ 20 trong 63 tỉnh thành cả nước và hiện chiếm 2 % GDP của Việt Nam. Thu nhập đầu người và năng suất lao động hiện giữ vị trí số 2 cả ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Duyên hải miền Trung. Vốn đầu tư toàn xã hội chỉ chiếm vị trí thứ 3 và thứ 7 trong 2 vùng này. Số bác sỹ / 1000 dân có vị trí thứ 1 và

3. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ có vị trí thứ 3 và 5.

Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khó khăn trong thay đổi công nghệ và năng lực cạnh tranh thấp. Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, chưa vững chắc. Triển khai các công trình mới còn chậm, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng lao động qua đào tạo nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề còn thấp. Mục tiêu giảm nghèo chưa đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư những dự án quan trọng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa xử lý triệt để; khai thác lâm khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Tình hình hạn hán, nhiễm mặn, lũ lụt diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không

nhỏ đến đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w