Trong điều kiện Luật NSNN năm 2015 và Luật đầu tư công mở rộng phân cấp quyền chủ động cho chính quyền địa phương trong dự toán và điều hành NSĐP trung hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư công 5 năm, tỉnh Quảng Nam cần rà soát lại hệ thống chính sách, định mức đã ban hành để điều chỉnh theo các hướng sau đây:
- Đối với các định mức do TW ban hành, cần tích cực rà soát, kiến nghị TW thay đổi những chính sách, định mức không còn phù hợp. Ví dụ như định mức NS chi giáo dục – đào tạo, chi cho bệnh viện, chi quản lý hành chính. Trong điều kiện chính sách của TW chưa thay đổi kịp thời, cần có những chính sách bổ trợ để giảm mức độ không phù hợp của chính sách chung đối với địa phương.
- Các cơ quan tham mưu cần tham mưu cho UBND và HĐND điều chỉnh các chế độ, chính sách, định mức chi NSĐP cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Tỉnh.
nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa cung cấp dịch vụ công.
- Tích cực triển khai cơ chế khoán hành chính và chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Đối với các cơ quan, bộ phận thực thi cơ chế khoán, cần hỗ trợ họ rà soát lại quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính, lược bỏ những thủ tục, hoạt động không cần thiết, chuẩn hóa chúng để có thể tiết kiệm chi phí và nhân lực. Công khai các thủ tục, yêu cầu về hồ sơ và quy trình thực thi quản lý hành chính để những người có nhu cầu có thể tiếp cận thông tin đầy đủ, hạn chế việc trùng lắp các thủ tục, rút gọn thời gian giải quyết thủ tục. Khi có thể tiết kiệm chi NS, cần khuyến khích cơ quan, bộ phận nhận khoán sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm được đào tạo nhân viên, trang bị thiết bị làm việc, nâng cao mức độ thành thạo, chuyên nghiệp của nhân viên, từ đó nâng cao hiệu suất công tác, giảm biên chế, tăng thu nhập cho người lao động một cách chính đáng, bền vững.
Tiểu kết chương 3
Qua chương hai luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên của NSNN tỉnh Quảng Nam vì vậy sang chương ba tác giả đã khái quát qua về quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. Từ đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên từ NSNN tỉnh Quảng Nam Bên cạnh đó cần có các điều kiện để thực hiện các giải pháp đó như: điều kiện về tổ chức bộ máy quản lý, điều kiện về sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, điều kiện về chế độ chính sách.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam đã đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Một số định mức làm căn cứ lập dự toán chậm được ban hành, sửa đổi gây khó khăn cho việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN. Chất lượng dự toán chi thường xuyên NSNN còn thấp, thường xuyên phải điều chỉnh trong quá trìnhthực hiện. Kỷ luật chấp hành ngân sách chưa nghiêm minh, còn áp dụng kế hoạch “Ngân sách mềm”. Tỉnh chưa tích cực, chủ động thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần do cơ chế, chính sách, định mức chi NSNN do Trung ương quy định còn chưa phù hợp với địa phương.
Nhận định được vấn đề này, luận văn hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh, tham khảo kinh nghiệm quản lý của một số tỉnh, đi sâu phân tích những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao công tác quản lý chi thường xuyên ngân tỉnh Quảng Nam. Để khắc phục những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh Quảng Nam nhằm thích nghi với giai đoạn phát triển mới có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khó
khăn, tỉnh cần hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NS tỉnh theo hướng: Quyết tâm duy trì kỷ luật tài khóa chặt chẽ, dài hạn, hướng tới việc phân bổ các khoản chi thường xuyên NSNN phục vụ các mục tiêu ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN bằng cách cải thiện chất lượng tất cả các khâu trong chu trình ngân sách, rà soát, hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức chi NSĐP; phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên phù hợp với mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; tăng cường kiểm soát quá trình chi thường xuyên ngân sách tỉnh, nâng cao hiệu lực kiểm tra, thanh tra việc sử dụng NSĐP; nâng cao năng lực quản lý ngân sách của bộ máy và cán bộ. Trung ương cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung lại hệ thống định mức áp dụng cho các địa phương, xây dựng hạ tầng thông tin, kế toán, chính sách tạo điều kiện cho địa phương thuận lợi trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.