Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 76)

3.2.6.1. Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập

được giám sát, thực hiện chặt chẽ, giảm tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng tài sản công; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản công được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh nguồn vốn nhà nước, thực hiện kêu gọi và khuyến khích xã hội hóa trong một số lĩnh vực như: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp năm 2017, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung giai đoạn 2018-2020.

- Phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp: Trọng tâm là củng cố và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung xây dựng và triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính. Tăng cường công tác triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình; từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới khu vực dịch vụ công lập và sắp xếp lại bộ máy hành chính.

thực hiện các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của HĐND tỉnh, các chế độ chính sách về tiền lương, về an sinh xã hội, đảm bảo nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh.

- Tiếp tục thực hiện đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo các Quyết định đã phê duyệt của UBND tỉnh.

- Sắp xếp, kiện toàn các tổ chức cơ quan hành chính, tổ chức Hội quần chúng, Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước trên đại bàn tỉnh.

3.2.6.2. Về triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW

Tập trung chỉ đạo các các Sở, ngành và địa phương xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2021 của tỉnh gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính:

- Kiện toàn hệ thống tổ chức, ngành y tế tỉnh Quảng Nam

- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thành Đề án sắp xếp lại các trường, điểm trường, lớp học gắn với việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên ngành giáo dục đến năm học 2020-2021

- Sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp: Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, sáp nhập các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc UBND tỉnh; chuyển đổi mô hình hoạt động hoặc giải thể các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

- Sự nghiệp văn hóa - thể thao: Hợp nhất Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Ban Quản lý Di tích (nếu có) và Đội Chiếu bóng lưu động cấp huyện thành Trung tâm văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - truyền hình cấp huyện. Xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn

vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Chỉ đạo 809 và Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

3.2.6.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN

- Nâng cao chất lượng cán bộ: Thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản chi thường xuyên NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KTXH cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NSNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán, cán bộ tài chính xã phường, thị trấn để mọi người hiểu và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải được đặc biệt chú trọng để đảm bảo các cán bộ của ngành Tài chính hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Nhà nước và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

- Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ.

- Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện tinh giản bộ máy quản lý: Chính quyền địa phương từ huyện đến xã phường cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giản bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về ngân sách để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rườm rà về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến KTXH của địa phương.

3.2.6.4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh

Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ tin học quản lý, thực hiện chương trình ứng dụng tin học hóa trong quản lý chi thường xuyên NSNN.

Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ làm công tác quản lý NSNN để tăng khả năng phát triển những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác quản lý chi thường xuyên. Đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách trong điều hành, quản lý chi thường xuyên, trong công tác hạch toán kế toán nhằm đảm bảo tăng hiệu quả xử lý công việc, tiết kiệm thời gian và từng bước giảm biên chế trong quản lý chi thường xuyên NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w