Nội dung quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 31)

1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại

Đe xây dựng được Ke hoạch XTTM mang lại hiệu quả cao cho đơn vị tham gia, đơn vị thực hiện xúc tiến thương mại cần căn cứ vào những yếu tố sau:

- Xác định nhu cầu thị trường:

Các tồ chức Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn giúp doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường trong thời gian ngắn hoặc dài hạn. Mọi hoạt động của tổ chức đều phải xuất phát từ thực tế thị trường, tù’ nhu cầu của doanh nghiệp để tiến hành Xúc tiến thương mại. Muốn vậy, các tổ chức này phải bắt đầu từ khâu nghiên cứu, xác định xem thị trường đang cần cái gì và doanh nghiệp thì có nhu cầu xúc tiến sản phẩm gì. Có như vậy mới không đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ do “bán cái mà mình có chứ không phải bán cái mà thị trường cần”. Cách tốt nhất để thực hiện bước này chính là thông qua các buối hội nghị, hội thảo,

hoặc phiếu điều tra...

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm

Xây dựng kế hoạch hàng năm trên cơ sở về kế hoạch Xúc tiến thương mại Quốc gia theo định hướng về thị trường, theo ngành hàng xuất khẩu và chiến lược xuất khẩu trong từng thời kỳ. Dựa trên những kế hoạch Xúc tiến thương mại ngắn hạn và dài hạn đỏ, đơn vị làm nhiệm vụ xúc tiến thương mại sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho từng đối tượng sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi đơn vị doanh nghiệp. Tuy vậy, chương trình Xúc tiến thương mại cần hướng tới các mục tiêu:

Hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp và phù hợp với định hướng của thị trường, phương thức triển khai, về tiến độ thực hiện cũng như các nguồn lực về tài chính, con người, cơ sở vật chất. Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Cung cấp, hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp. Tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, chương trình kết nối thị trường, hội nghị chuyên ngành. Tố chức khảo sát, nghiên CÚ11 thị trường trong và ngoài nước, mời gọi các đoàn khách đến nghiên cứu thị trường tại địa phương...

Kế hoạch xúc tiến được xây dựng càng chi tiết sẽ càng đảm bảo tính khả thi cho đơn vị tham gia xúc tiến, mang lại hiệu quả cao hơn. Việc xây dựng kế hoạch chi tiết cũng là một trong những yếu tố làm căn cứ để kiểm tra đánh giá cho hoạt động xúc tiến thương mại.

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại

(1) Tô chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp

Đào tạo tập huấn là một hoạt động quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại. Thông qua các lóp đào tạo, tập huấn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiểu rõ hơn vai trò của các công cụ hồ trợ xúc tiến thương mại. Từ đó, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh quảng bá sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hỗ trợ chi phí cho đơn vị chủ trì tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại. Hỗ trợ chi phí tổ chức hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước với các doanh nghiệp

trong lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước. Đơn vị tô chức các chương trình tập huân ngắn ngày, các khóa đào tạo cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo hướng hiện đại hoá, cập nhật thông tin mới về thị trường, kỹ năng quản lý, cách thức tiếp cận thị trường. Các khóa đào tạo sẽ do Đơn vị chủ trì, tiếp đến đơn vị sẽ tiến hành mời doanh nghiệp, cùng với giảng viên chuyên môn (từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công Thương, các trường đại học...) xây dựng nội dung chương trình phù hợp với điều kiện của địa phương.

(2) Cung cấp, ho trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp

Thông tin thị trường là công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp xuyên suốt thời gian hoạt động. Đơn vị chủ trì thường xuyên phát hành thông tin hai chiều thông qua báo chí, xây dựng các website, sàn giao dịch thương mại điện tử, phồ biến về các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các thông tin về thị trường hàng hoá, tìm kiếm đối tác, giới thiệu sản phấm mới, từng bước hình thành kho thông tin và ngân hàng dữ liệu thương mại. Doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn thông tin chính thống, đảm bảo sẽ có hướng đi phù hợp, chiến lược đề phát triển mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh.

(3) Tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, chương trình kết nối thị trường, hội nghị chuyên ngành

Tố chức, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ quảng cáo, khuyến mãi trong nước và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất, các công ty thương mại giới thiệu một cách có hiệu quả sản phẩm của họ ra thị trường trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như tố chức các trung tâm giới thiệu sản phấm, tuần lễ giao dịch thương mại, toạ đàm và giao lun thương mại, giới thiệu sản phấm qua mạng... Tổ chức các hội nghị chuyên ngành là nơi cung cấp, trao đổi thông tin, giúp các tổ chức tiếp xúc nhiều hơn với doanh nghiệp.

(4) Khảo sát ỷ kiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẻ đoi mói chỉnh sách xủc tiến thương mại.

Tổ chức các cuộc điều tra, thu thập ý kiến, nguyện vọng của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, từ đó đề xuất kiến nghị với cơ quan

hữu quan của chính phủ vê các chính sách quản lý kinh tê thương mại nhăm khai thác tối đa tiềm năng của các doanh nghiệp, đồng thời cơ quan xúc tiến thương mại cũng là một trong những công cụ của nhà nước để chuyển tải và quán triệt đường lối, chính sách quản lý kinh tế thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp. Những ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp là những phản hồi thực tế nhất để nhà nước dần hoàn thiện những chính sách thương mại. Đây là nhóm chịu tác động lớn nhất của các chính sách nên họ sẽ có những góc nhìn khách quan và đưa ra những quan điểm mang tính đóng góp, tích cực nhất.

1.2.23. Kiêm tra, giám sát hoạt động xúc tiến thương mại

Kiểm tra giám sát là một hoạt động vô cùng quan trọng, gắn liền trong bất kì hoạt động quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách được xác định đúng đắn và chấp hành triệt để. Việc kiểm tra giám sát sẽ giúp phát hiện hạn chế, tim ra khuyết điểm trong công tác để khắc phục và phòng ngừa kịp thời những khiếm khuyết; đồng thời phát huy ưu điểm để công tác được vận hành đúng tiến độ; đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Không nằm ngoài quy luật vận hành, kiểm tra giám sát trong hoạt động xúc tiến thương mại là một khâu quan trọng, đảm bảo thông suốt quá trình thực hiện. Với xúc tiến thương mại thỉ quá trình vận hành thông suốt là cần thiết và có ảnh hưởng lớn vì là hoạt động không sản xuất trực tiếp mà là hoạt động trung gian, khuyến khích các đơn vị tồ chức tham gia hoạt động xúc tiến thương mại hưởng lợi trực tiếp. Nếu không có kiểm tra giám sát thi hoạt động xúc tiến thương mại có thể gặp phải sai

lầm hoặc đi chệch định hướng, nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hường đến cả hệ thống các hoạt động xúc tiến thương mại.

Tùy từng vị trí đơn vị xúc tiến thương mại mà hoạt động kiếm tra giám sát sẽ đến từ các đơn vị cấp trên, đơn vị có thẩm quyền và từ chính nhũng cá nhân trong tổ chức đang trực tiếp tham gia công tác xúc tiến thương mại.

1.2.3. Các nhăn tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Xúc tiến thương mại của Trung tâm

1.2.3.1. Nhân tố bên ngoài

*Cơ chếchính sách đối vói hoạt động xúc tiến thương mại

Các cơ chế chính sách là nền tảng và cơ sở cho hoạt động XTTM nói chung và hoạt động XTTM Nhà nước với các mặt hàng nông sản chủ lực nói riêng, theo đó các địa phương, tổ chức XTTM, doanh nghiệp phải tuân thủ và hoạt động trong khuôn khố các cơ chế chính sách đã quy định. Do đó nếu các cơ chế chính sách liên quan đến các hoạt động XTTM Nhà nước được xây dựng chặt chẽ và cụ thể làm cho các đối tượng của nó dề dàng thực hiện và làm theo, từ đó làm cho hiệu lực công tác XTTM Nhà nước được nâng cao và ngược lại. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến XTTM Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác XTTM Nhà nước nhằm đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực của địa phương.

Cơ chế chính sách sẽ tác động trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh trong nước cũng như với các hoạt động quốc tế. Vì vậy, cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, phát triển và rõ ràng, dễ nắm bắt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp xuất khẩu.

Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hường rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Các chính sách về thuế quan, tỷ giá hối đoái, quota, xây dựng các mặt hàng chũ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khấu ... góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khấu của các doanh nghiệp.

Những thay đôi vê chính sách, ví dụ như thay đôi các thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, quy định về thuế quan hay các luật thuế mới với hàng hóa xuất nhập khấu, hoặc thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xuất nhập khẩu. Nhất là đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, bởi mặt hàng này không phải cứ đặt hàng là có hàng ngay, mà phải sản xuất theo mùa vụ, chịu sự chi phối rất lớn từ thời tiết, và có thời gian bảo quản ngắn. Đôi kill những chính sách, những quy định khi áp dụng vào thực tế lại quá máy móc, hoặc xa vời với thực tiễn, khiến cho việc xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ngoài những chính sách trong nước, thì những chính sách hạn chế nhập khấu của nước ngoài cũng khiến cho hoạt động xuất khấu trở nên khó khăn hơn, ví dụ như chính sách phi thuế quan, chính sách chống bán phá giá. Hoặc những tiêu chuẩn xuất khẩu ngặt nghèo cũng khiến cho hàng hóa xuất khẩu trở nên khó thâm nhập vào thị trường thế giới hơn.

*Môi trường

Thực tế không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn sử dụng Ngân sách Nhà nước để chi cho hoạt động XTTM Nhà nước. Nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là từ thuế. Vỉ vậy, khi nền kinh tế phát triền, các chủ thể kinh doanh hoạt động có lợi nhuận và đóng góp vào làm tăng Ngân sách Nhà nước Hoạt động XTTM Nhà nước nhàm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm được tiến hành ở nước ngoài và nó sẽ đòi hỏi nguồn kinh phí tài trợ cao. Sự phát triền kinh tế

của mỗi quốc gia ngoài việc có ảnh hưởng đến hoạt động XTTM Nhà nước, nó còn có ảnh hưởng tới hoạt động XTTM Nhà nước thể hiện khả năng tài trợ và tài chính cho hoạt động này. Cụ thể, khi các nước có sự tăng trưởng cao, phát triển một cách bền vũng, điều đó là một phần có sự đóng góp từ sự ăn nên làm ra của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước. Cùng với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp này sẽ có sự đóng góp không nhở vào nguồn ngân sách Nhà nước. Từ đó, Nhà nước có cơ sở để tăng kinh phí cho hoạt động XTTM Nhà nước.

Khi nền kinh tế phát triển chậm, nguồn ngân sách Nhà nước sẽ giảm bớt chi phí đầu tư cho hoạt động XTTM Nhà nước điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động XTTM Nhà nước nhăm đây mạnh xuât khâu các mặt hàng chủ lực. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Một số nền kinh tế đối mặt với tình trạng nhập siêu chủ yếu do nguyên nhân do chưa thực sự chú trọng đến hoạt động XTTM Nhà nước và hoạt động đổi mới dây truyền công nghệ.

Ngoài yếu tố môi trường quốc gia thì hoạt động XTTM Nhà nước nhằm đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực còn chịu ảnh hưởng ở yếu tố môi trường ngành sản xuất mặt hàng chủ lực. Trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khấu trong nước có sự phát triển, vận dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, các doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều sản phẩm có sự khác biệt, khi đó, các hoạt động XTTM Nhà nước như hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài sẽ gặp nhiều thuận lợi và thành

công hơn.

*Năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của địa phương là chủ thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia và cũng là đơn vị thụ hưởng kết quả từ các hoạt động đó. Do vậy, việc xem xét các nhân tố thuộc về doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực ảnh hưởng đến hiệu lực công tác xúc tiến thương mại vĩ mô nói chung và Nhà nước, địa phương nói riêng:

77uí’ nhất, trình độ nhận thức của doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ

lực về tầm quan trọng của hoạt động XTTM Nhà nước. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tích cực tham gia các hoạt động XTTM Nhà nước cũng như việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động XTTM Nhà nước nói chung và của Nhà nước địa phương nói riêng.

Thứ hai, quy mô, tiềm lực của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của địa phương. Với các doanh nghiệp lớn về quy mô, có tiềm lực kinh tế thì hoạt động triến khai các hoạt động, chương trình, XTTM sẽ thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn và ngược lại. Tại một địa phương nếu các doanh nghiệp chù yếu ở quy mô vừa và nhỏ thì năng lực triền khai thực hiện các chương trinh xúc tiến thương mại sẽ kém và sẽ đầu tư ít vào công tác XTTM, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác XTTM Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của địa phương.

Thứ ba, mức độ liên kêt giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước ở địa phương trong công tác XTTM. Nếu doanh nghiệp biết phối hợp và liên kết chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công tác XTTM sẽ giúp cho doanh nghiệp thụ hưởng được các chương trình XTTM Nhà nước ở địa phương, học hỏi được

kinh nghiệm trong công tác XTTM, tìm kiếm được thêm đối tác và thị trường.

1.2.3.2. Nhân tố bên trong

*BỘ máy xúc tiến thương mại hàng nông sản xuất khấu

Nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương và đa phương, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thố trên thế giới đã hình thành các cơ quan, tố chức xúc tiến thương mại. Hằng năm, Chính phù đều cấp kinh phí từ ngân sách cho hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 31)