Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 85)

Quản lý xúc tiến thương mại luôn là hoạt động quan trọng đối với ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại của Tiling tâm XTTM Nông nghiệp đã đem lại những kết quả quan trọng. Nhờ có sự chỉ đạo từ Bộ NN&PTNT, sự phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triến nông thôn; các cơ quan, các doanh nghiệp, nỗ lực phối hợp tác từ các cấp chính quyền địa phương... Nhờ đó mà hoạt động xúc tiến thương mại mới có thề phát triền và đạt được các kết quả như sau:

về công tác xảy dựng kế hoạch: Trung tâm đã xây dựng được kế hoạch năm năm và kế hoạch hàng năm, Kế hoạch XTTM đã đáp ứng các yêu cầu, đảm bảo tính khả thi về: Nội dung, phương thức triên khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật. Ke hoạch Tiling tâm đề xuất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn phê duyệt và tiếp tục điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng địa phương. Việc thực hiện các kế hoạch đều được đánh giá là hoàn thành tốt công việc, đạt được kết quả khả quan, tăng cường vai trò chức năng của Trung tâm.

về tô chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2017-2020, Trung tâm XTTM Nông nghiệp đã nỗ lực tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế hiện nay. Trung tâm đã tổ chức 4 lớp, đến năm 2018-2019 duy trì 5-6 lóp, đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Cung cấp, hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp: Đây được coi là một hoạt động trọng tâm của Trung tâm XTTM Nông nghiệp. Trung tâm đã sàng lọc và cung cấp cho các doanh nghiệp nhũng thông tin hữu ích cho các hoạt động như: các thông tin về các vấn đề pháp luật, kinh doanh, thương mại quốc tế, các thông tin về thị trường các nước. Các kênh cung cấp thông tin cho doanh nghiệp mà Trung tâm XTTM

nông nghiệp sử dụng như: Bản tin, tờ gâp, sô tay, đĩa VCD/DVD, văn bản, Website thương mại điện tử, sàn giao thương, Báo Nông nghiệp.

về hoạt động điều tra, thu thập ỷ kiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đổi mới chính sách xúc tiến thương mại: Trung tâm XTTM Nông nghiệp đã triển khai tổ chức điều tra mở rộng các nhóm điều tra để có thể có nhiều ý kiến mới hơn, sáng tạo hơn, góp phần cải tiến trong công tác tố chức, điều hành xúc tiến thương mại nông sản của Trung tâm. Cùng với đó là nêu ra những kiến nghị, bồ sung, hoàn thiện hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại cùa nhà nước để công tác xúc tiến thương mại thực sự có hiệu quả.

về công tác Tô chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, chương trình

kết nối thị trường, hội nghị chuyên ngành. Trong giai đoạn 2017-2020, Trung tâm tổ chức được 59 cuộc hội chợ triền làm trong nước và tham gia 16 chương trình hội chợ quốc tế. Công tác tổ chức HCTL đã được nâng nên cả về quy mô và chất lưọng, đặc biệt số gian hàng và số lượng khách tham quan, giao dịch tại Hội chợ tổ chức tại địa phương đã tăng lên đáng kế so với các năm trước. Thông qua hoạt động của hội chợ, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, họp tác liên

doanh liên kết, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt nhiều sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam đã được giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, hưởng ứng cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” theo chủ chương của Bộ Chính trị. Công tác đầu tư phát triển Thương hiệu cũng được cơ quan Quản lý nhà nước quan tâm, chú trọng. Ngoài ra, trong giai đoạn 2017-2020, Trung tâm còn tổ chức được hơn 70 hội thảo, hội nghị, diễn đàn kết nối giao thương, XTTM nông sản chù lực của Việt Nam.

về công tác kiêm tra giám sát: Trong những năm qua, để tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, Trung tâm đà thành lập Tố điều hành chuyên trách bám sát “Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trinh XTTM nông nghiệp”. Trung tâm đã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường trong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật thương mại, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tích cực triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn

lậu, gian lận thưong mại và hàng giả...Qua đó đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý

nghiêm các hành vi vi phạm, thu được nhiêu kêt quả quan trọng, tạo chuyên biên tích cực.

Đê có được kết quả trên Trung tâm XTTM Nông nghiệp cỏ:

- Nguồn nhân lực trẻ, năng động được đào tạo chính quy, chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; có kinh nghiệm tồ chức nhiều Hội chợ triển lãm, chất lượng lao động cùa các bộ phận tưong đối tốt và đồng đều.

- Năng lực tài chính chủ động, nguồn tài chính của Trung tâm chủ yếu gồm:

hỗ trợ từ ngân sách nhà nước về hoạt động XTTM quốc gia, thu từ tố chức Hội chợ triển lãm, thu từ các hoạt động dịch vụ,... và được sử dụng đế chi thường xuyên gồm chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công; chi hoạt động chuyên môn, chi quản

lý, chi khấu hao, sửa chữa...

- Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi: Khu Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam thuộc quyền quản lý của Trung tâm có diện tích rộng 3,9 ha, ở vị trí giao thông thuận lợi (số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), có nhiều trục giao thông chính của thành phố và trên đường đi sân bay quốc tế Nội Bài. Toà nhà triến lãm Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng mới, đồng bộ với diện tích mặt sàn 3420 m2, ba tầng với tổng diện tích trên 10.000 m2 và một tầng hầm 3500 m2 làm nhà kho và kỹ thuật. Đáp ứng được các cuộc triển lãm trưng bày các loại máy móc, hàng hoá có trọng tải trung bình và lớn. Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm... đều đáp ứng tốt.

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhãn * Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triền khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung tâm XTTM Nông nghiệp còn gặp một số hạn chế:

về công tác lập kế hoạch: Chỉ mới xây dựng được kế hoạch xúc tiến thương mại trước mắt trong ngắn hạn (kế hoạch hàng năm) mà chưa có kế hoạch trong dài hạn, đà có sự liên kết, tiếp nối giữa các năm và chưa đề ra được các giải pháp theo lộ trình thời gian, làm giảm hiệu quả của các chương trình xúc tiến

thương mại.

Vê công tác tô chức tập huân, đào tạo ngăn hạn cho các doanh nghiệp môi năm mới được 6-8 lớp, trong khi nhu cầu đào tạo của các cá nhân và doanh nghiệp tương đối nhiều nhưng số lớp có hạn, mặt khác chưa tổ chức được nhiều các lớp ở địa phương, đây là thiệt thòi cho doanh nghiệp và địa phương có nhu cầu.

Việc cung cấp thông tin thị trường đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thông tin đa phần còn mang tính chất chung chung và không phân tích chuyên sâu. Thông tin về thị trường chưa thật sự hữu ích để tác động lại và định hướng quá trinh sản xuất Nông nghiệp. Thông tin về thị trường trong nước và quốc tế còn thiếu, nhưng bên cạnh đó vẫn có những thông tin bị thừa, không sử dụng đến, điều gây gây lãng phí tài nguyên rất lớn.

về công tác tổ chức hội chợ triển lãm tại các địa phương còn chưa đạt về quy mô nhỏ và số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, chưa tương xứng, chưa phát huy được tiền năng, thế mạnh của ngành. Bên cạnh đó, việc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế còn ít, doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào Trung tâm XTTM nông nghiệp như việc dựng gian hàng, vận chuyển, trưng bày sản phẩm,

quảng cáo, kỹ năng xuất khấu, thủ tục pháp lý. Các doanh nghiệp không có kế hoạch cụ thể, chưa có sự chuẩn bị kỹ, còn nhiều bờ ngỡ kill tham gia các hội chợ

lớn mang tầm quốc tế.

về tổ chức hội nghị, hội thảo: Mặc dù đã cố gắng mang đến những kiến thức thực tể nhất cho các doanh nghiệp nhưng vì phạm vi các chủ đề quá lớn, việc chọn lọc, nghiên cứu vấn đề nào để thảo luận còn nhiều bất cập, số lượng các doanh nghiệp lớn, mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu khác nhau. Chủ đề kiến thức dàn trải, chưa chuyên sâu, thời gian ít nên chưa trinh bày hểt được mọi khía cạnh cùa vấn đề. Nhìn chung, các hoạt động này vẫn mang nặng tính hình thức, chất lượng và nội dung chưa lôi cuốn được doanh nghiệp. Nhưng cùng với đó là sự phối hợp của một số doanh nghiệp chưa nhiệt tình, không có mong muốn tim hiểu thực sự, các vấn đề đưa ra không được tranh luận nhiệt tình, không đưa ra được các góc nhìn khác của đề tài đó, chủ yếu vẫn là từ một phía là bên cung cấp thông tin, kiến thức.

về công tác kiểm tra giám sát hoạt động XTTM chưa cao, vẫn còn hiện tượng

gian lận trong thương mại.

Thương mại điện tử của của Trung tâm đã thành lập nhưng không còn hoạt động từ năm 2016 do đó không hỗ trợ được cho doanh nghiệp do đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại còn thiếu và yếu, một số chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ XTTM và hạn chế về ngoại ngữ nên chưa phát huy được giá trị cốt lõi của một trang thương mại điện tử.

Nhìn chung, các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai thực hiện tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia các hình thức hoạt động xúc tiến thương mại còn khiêm tốn, chưa phong phú về ngành nghề, lĩnh vực, chưa phát huy được hết vai trò là cầu nối giữa sản xuất- phân phối- tiêu dùng, phần nào đó chưa đáp úng được nhu cầu của doanh nghiệp.

* Nguyên nhân của hạn chế:

Chức năng thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có sự chồng chéo, không rõ ràng dẫn đến lúng

túng, thiếu liên kết trong việc triền khai thực hiện, làm giảm hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.

Đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại còn thiếu và yếu, một số chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ XTTM và hạn chế về ngoại ngừ. Với cơ chế như hiện nay, việc thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến thương mại có trình độ cao và kỹ năng giỏi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bản thân lao động được tuyển chọn lại chưa chủ động tiếp cận, tìm hiểu, nâng cao kiến thức chuyên môn. Do đó, khi khối lượng công việc quá lớn sẽ gây áp lực dẫn đến sai sót và chậm trễ trong quá trình làm việc.

Việc xây dựng kế hoạch XTTM hàng năm dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường và của doanh nghiệp thông qua việc trao đổi và lấy ý kiến của các Hiệp hội chuyên ngành từ đầu năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luôn có sự biến động của thị trường nên kế hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, dẫn đến việc không chủ động trong tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất còn chưa được quan tâm đầu tư và phát triển,

chưa đáp ứng được việc tô chức HCTL, các sự kiện lớn của ngành nông nghiệp làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức các hoạt động XTTM.

Kinh phí dành cho công tác XTTM còn hạn hẹp, thời gian phân bố chậm và các văn bản pháp luật liên quan đến tài chính còn nhiều bất cập đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại.

Đa số doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nãng lực tài chính và quản lý kinh doanh còn hạn chế, cùng với các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nên việc thực hiện và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa được quan tâm.

Chưa đẩy mạnh việc tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp. Việc hội ngập kinh tế với các nước trên thế giới mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần nâng cao nàng lực hội nhập quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp.

CHƯƠNG 4.

GIẢI PHÁP QUẢN HOẠT ĐỘNG xúc TIẾN THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM xúc TIẾN THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP,

Bộ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÉN NÔNG THÔN

4.1. Bối cảnh, mục tiêu và định hướng về xúc tiến thương mại nông nghiệp củaTrung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp trong thòi gian tới Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp trong thòi gian tới

4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

a) Bối cảnh trong nước

Những thuận lợi:

Kinh tế trong nước đang dần ổn định và tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vừng chắc hơn, điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng. Với sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn từ phía chính phủ với các giải pháp thực thi hiệu quả trong thúc đẩy tàng trưởng. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã có nhận xét “Cho dù bối cảnh toàn Cầu có nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng vừng,

song song với lạm phát ở mức vừa phải và tỷ giá tương đối ốn định”.

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do đã ký kết trước đây và gần đây nhất là Hiệp định hợp tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được thông qua sẽ tác động không nhở đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thúy sản chủ lực sang các thị trường truyền thống, song song với tìm kiếm, khai thác thị trường mới có tiềm năng. Điều này giúp cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội mờ rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như bội chi ngân sách, nợ

công, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát,... nên kinh tê Việt Nam giai đoạn này đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR năm 2018 đạt 5,97, thấp hơn so với năm 2017 là 6,11. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường ICOR xu hướng giảm xuống.

Biểu đồ 4.1: Hệ số 1COR của nền kinh tế giai đoạn 2013 - 2018

Những khó khăn, thách thức:

Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng; đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể, chưa tạo đột phá để tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ Cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng từ nền sản xuất với quy mô nhở, công nghệ thấp, chi phí cao, chất lượng thấp, ... sang xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đa sổ là doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù một sô doanh nghiệp lớn đã băt đâu chuyên sang đâu tư vào

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 85)