Kinh nghiệm xúc tiến thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 45 - 49)

(1) Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại của Trung tâm Triển lãm Xủc tiến thương mại Quân đội (Bộ Quốc Phòng)

Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại Quân đội (CETPA) là đơn vị trực thuộc Cục Kinh tế/BỘ Quốc phòng với chức năng, nhiệm vụ được xác định tại Quyết định số 458/QĐ-TM ngàv 4/5/2006 của Tổng tham mưu trưởng, là cơ quan thường trực tham mưu giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác tồ chức hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại của Quân đội.

Trong những năm qua, xác định công tác XTTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại Quân đội đã chủ động có những

thay đôi cả vê chât và lượng các hoạt động XTTM của đơn vị mà trọng tâm chính là hoạt động tố chức các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

* Hội chợ Triển lãm trong nước: Được tổ chức chủ yếu tại các vùng chiến khu cách mạng, vùng sâu, vùng xa, khó khăn, nhằm mục đích cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm hơn đến đời sống bà con đồng bào dân tộc. Các cuộc Hội chợ Triến lãm thu hút sự tham gia đông đảo của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn quân như: các cơ quan của Tổng cục Chính trị; Bộ Tổng tham mưu; Tồng cục Hậu cần; Tồng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục kỹ thuật; Cục Cứu hộ Cứu nạn; Cục Kinh tế, Cục Đối ngoại, Cục Khoa học quân sự; các Quân khu; Quân đoàn; Quân chúng Phòng không - Không quân; Quân chủng Hải Quân; các Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, BTL Cảnh Sát biền; các Binh chủng Thông tin liên lạc, Tăng Thiết giáp, Hóa học, Đặc công, Công binh, Pháo binh;.... Các cuộc Hội chợ Triển lãm đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền giáo dục truyền thống vẻ vang và thành tựu cùa Quân đội.

Hàng hóa, sản phẩm trưng bày tại Hội chợ Triển làm đều do các doanh nghiệp uy tín trong nước sản xuất, với chất lượng, bao bì, mầu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp quân đội (Tổng Công ty 28; Công ty 20; Công ty 22; Công ty 26; Công ty 32, Công ty Dệt may 7, Công ty cơ khí 17; Công ty Quang điện 199...) được đánh giá cao, với những mặt hàng chủ yếu như: dệt may, da giày, cơ khí, hóa chất, hàng điện tử, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, ... qua các cuộc Hội chợ Triển làm các doanh nghiệp đà tiêu thụ được một số lượng lớn sản phẩm thiết yếu phục vụ người tiêu dùng với tổng doanh thu ước tính hàng chục tỷ đồng/cuộc. Nhiều doanh nghiệp như: Công ty Cà phê 15; Công ty Cao su 75... đã chiếm lĩnh được thị trường, mở được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

* Hội chợ Triển lãm nước ngoài: Tố chức các cuộc Hội chợ thương mại Việt Nam tại Lào, Campuchia và Myanmar có ý nghĩa chính trị quan trọng, góp phần thúc đấy quan hệ Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Myanmar trên các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, thắtt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền

thống, tiếp tục khẳng định quyết tâm gìn giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Myanmar.Qua các đợt tham gia Hội chợ thương mại Việt Nam tại Lào, Campuchia và Myanmar, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã kết nối và có các khảo sát ban đầu phục vụ cho việc đầu tư và phát triển mạng viễn thông Ưnitel tại Lào và Metfone tại Campuchia, mở văn phòng đại diện tại Myanmar, ký hợp đồng thoại quốc tế và roaming hub với Công ty MPT của Bộ Bưu chính và Viễn thông Myanmar; các đơn vị, doanh nghiệp khác như Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội đã thâm nhập được thị trường Lào và Campuchia; Tống Công ty Bay dịch vụ Việt Nam đầu tư sang Campuchia triển khai dịch vụ bay; Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GALT) đã ký kết liên doanh với Bộ Quốc phòng Lào mở Cồng ty TNHH Dịch vụ khoan và nổ mìn Trường Sơn, Công ty cổ phần 32 giúp Bộ Quốc phòng Lào xây dựng Nhà máy may giày vải cho bộ đội Lào.

Thông qua các cuộc HCTL đã góp phần chuyển dịch và đẩy mạnh kinh tế ở các vùng miền và địa bàn khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm đối tác hợp tác thương mại và đầu tư tại các tỉnh và địa phương trong cả nước và mở rộng thị phần tại thị trường Lào, Campuchia,

Myanmar góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc Việt Nam.

(2) Quănhoạt động xúc tiến thương mại của Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương)

Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương, có chức năng thực hiện nhiệm vụ hồ trợ xúc tiến xuất khẩu và phát triền thương mại theo quy định của pháp luật. Tên giao

dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Export Promotion Center.

Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu đã trực tiếp chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành xuất sắc việc tổ chức thành công các hội chợ, triển làm quy mô lớn trong và ngoài nước. Trong đó có nhừng sự kiện mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, có ý nghĩa kinh tế, chính trị quan trọng hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức và doanh nghiệp trong các nỗ lực XTTM và đầu tư, mở rộng thị trường.

* Hội chợ Triên lãm trong nước

Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế tại Việt Nam- VIETNAM EXPO tại Hà Nội với quy mô trên 500 doanh nghiệp, 700 gian hàng; Triển lãm Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo) tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô trên 400 doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế tham gia trưng bày tại hơn 550 gian hàng. Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo của các doanh nghiệp tham gia, có trên 3.000 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác thương mại và đầu tư được giao dịch trực tiếp tại các Hội chợ Triển lãm này.

* Hội chợ Triên lãm nước ngoài

Tố chức cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia các HCTL lớn trên thế giới: Hội chợ Thủy sản Quốc tế Seoul, Hàn Quốc; Hội chợ xuất nhập khẩu Côn Minh, Trung Quốc; Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, Trung Quốc; Hội chợ quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Sial Paris, Pháp; ... Việt Nam tham gia Hội chợ với mục tiêu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của quốc gia. Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo kết quả giao dịch trực tiếp của các doanh nghiệp tham gia, tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu, giao dịch thương mại các doanh nghiệp Việt Nam đã thỏa thuận, ký kết thông qua các hoạt động HCTL nói trên đạt hơn 20 triệu đô la Mỹ.

* Tô chức các chương trình hội nghị, hội thảo: Các chương trình hội nghị, hội thảo được tổ chức với các chuyên đề chuyên sâu cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam về các thị trường truyền thống, những thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Israel, Án Độ, Nga, ... đã góp phần nâng cao kiến thức và năng lực XTTM cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam học hỏi và trao đổi những thông tin hữu ích về thị trường, đối tác, kênh phân phối..., chia sẻ kinh nghiệm đối với thực tiễn hoạt động XTTM, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường mục tiêu, nhờ vậy rút ngắn được thời gian, chi phí tiếp cận và tìm kiếm thị trường đầu ra, tìm hướng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)