Mục tiêu phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của Trung tâm xúc tiến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 94)

thương mại Nông nghiệp

Xúc tiến thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và với nền kinh tế nói riêng. Là cầu nối hiệu quả, là kênh xúc tiến thương mại quan trọng để các tố chức kinh tể, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, giao lưu và ký kết nhiều hợp đồng thương mại có giá trị

cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của Việt Nam. Chương trình Xúc tiến thương mại nhằm hồ trợ các doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu đến với các đối tượng mục tiêu, tạo cơ hội tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng, hướng các doanh nghiệp nhận định đánh giá một cách chính xác xu hướng thị trường, hợp tác phát triển công nghệ sản xuất, từ đó xây dựng chiến lược đúng đắn trong phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện chính sách kích cầu của Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Thông qua việc tham gia chương trình XTTM, doanh nghiệp còn tăng cường kết nối giao thương, hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao, là dịp để doanh nghiệp gặp gờ, tìm kiếm cơ hội họp tác kinh doanh. Với các yêu cầu đòi hởi cao về chất lượng, hiệu quả của các chương trình, trong những năm tới Trung tâm sẽ phấn đấu chuyên nghiệp hóa công

tác tô chức, áp dụng khoa học công nghệ vào trong công tác tô chức, chuyên môn hóa dịch vụ, đạt mục tiêu trờ thành Trung tâm XTTM Quốc gia chuyên tổ chức về các mặt hàng thực phẩm, nông nghiệp đứng đầu cả nước, có thể ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nâng cao chất lượng tố chức các Chương trình Xúc tiến thương mại định kì là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm XTTM Nông nghiệp. Ngoài ra, việc mở rộng quan hệ liên kết, hợp tác kinh tế trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của khu Hội chợ triển lãm, nâng cấp chất lượng hạ tầng để Trung tâm đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh Hội chợ triển lãm thương mại. Nâng cao hiệu quả và khả năng thực hiện các chương trình Hội chợ triến lãm trong nước và trên thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông - lâm - thủy hải sản của

Việt Nam vươn xa.

Trong thời gian tới, Trung tâm tiến hành các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu và thị yếu cùa người tiêu dùng cũng như thị trường để tổ chức nhiều chương trinh Xúc tiến thương mại có nội dung và quy mô phù hợp với xu thế trong và ngoài nước. Ngoài ra, đối với các Chương trình Xúc tiến thương mại nước ngoài, Trung tâm sẽ tiến hành theo dõi các chương trình có quy mô và nội dung phù hợp với Trung tâm để từ đó lập kế hoạch trình lên Bộ NN & PTNT xin tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia, vừa tạo cơ hội cho Trung tâm có thể tiếp cận, trao đổi với cách tổ chức của các Hội chợ triển lãm lớn trên thế giới. Qua đó, đúc kết được kinh nghiệm áp dụng cách tổ chức tại các chương trình trong nước, vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có cơ hội được gặp gỡ đối tác, đàm phán và ký kết họp đồng xuất khẩu, giúp phát triển kinh tế nước nhà.

4.1.3. Định hướng đổi mói quản lý hoạt động Xúc tiến thương mại trong thòi gian tới

Bám sát các chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các doang nghiệp, hoạt động XTTM của Trung tâm hoạt động theo hướng:

Xây dựng các hoạt động XTTM một cách có trọng tâm, trọng điếm, có

chiên lược lâu dài, hướng đên một sô nhóm hàng và thị trường nhiêu tiêm năng, xác định tiềm năng của từng mặt hàng và từng thị trường cụ thể.

Tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô lớn, chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức các cuộc HCTL ở trong và ngoài nước qua việc thực hiện tốt công tác chuẩn bị, công tác tuyên truyền quảng bá, công tác mời gọi các doanh nghiệp có uy tín tham gia Hội chợ, nhằm mục tiêu thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; nhiều khách tham quan mua sắm; hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống phân phối; kết hợp hỗ trợ người nông dân, hướng dẫn tiêu dùng...

Chủ động chuẩn bị nguồn lực về tài chính đảm bảo phục vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.

Chú trọng công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XTTM để hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu, khai thác, phát triển, củng cố thị trường

xuất khẩu một cách ổn định, hiệu quả.

Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc phối hợp với các địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tăng cường tổ chức các hoạt động giao thương, quảng bá, kết nối trực tiếp giữa địa phương với doanh nghiệp; doanh nghiệp nhập khấu với doanh nghiệp xuất khẩu; giừa doanh nghiệp với người nông dân, có sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản gắn với cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Nâng cao chất lượng nguồn thông tin xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu XTTM đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm; Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin XTTM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp, tồ chức, cá nhân trong việc tiếp cận, khai thác; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác xúc tiến thương mại.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động Xúc tiến thương mại tại trung tâm Xuc tiến thương mại Nông nghiệp trong thời gian tói trung tâm Xuc tiến thương mại Nông nghiệp trong thời gian tói

Đe nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

4.2.1. Xây dựng Kê hoạch Xúc tiên thương mại có sự phôi hợp hoạt động giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong kế hoạch hoạt động, Trung tâm càn xây dựng Kế hoạch triển khai các Chưong trình Xúc tiến thương mại dài hạn (5 năm, 10 năm) trên cơ sở nắm bắt xu thế thị trường trong và ngoài nước. Có như vậy, sẽ phát huy được vai trò và vị trí của Trung tâm Xúc tiến thương mại - một đơn vị cấp Bộ, giúp hoạt động xúc tiến thương mại tạo thành hệ thống qua các năm. Từ kế hoạch XTTM của đơn vị cấp Bộ

sẽ giúp địa phương (Sở Nông nghiệp, Trung tâm XTTM tỉnh, Trung tâm khuyến nông...) có căn cứ xây dựng kế hoạch tham gia các chương trình xúc tiến thương mại dài hạn với Trung tâm. Điều này cũng giúp cho việc chủ động và gắn bó cùa địa phương mang lại cho Trung tâm có một lượng khách hàng thân thiết, thường xuyên khi tồ chức sự kiện Hội chợ triển lãm hay Hội nghị, Hội thảo.

Mặt khác, Kế hoạch Xúc tiến thương mại dài hạn cần xây dựng có sự liên kết với các đơn vị Cục, Vụ, Viện, Trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp để tránh chồng chéo về nhiệm vụ trong cùng một hoạt động xúc tiến thương mại Nông nghiệp. Qua đó, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ phối hợp, hỗ trợ được với nhau trong các hoạt động của mình hoặc góp vai trò của mình để tăng quy mô và tính hiệu quả trong cùng một hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ giao.

4.2.2. Năng cao năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại

Hiện nay, hầu hết các cán bộ làm công tác XTTM chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chuyên môn cụ thể, trình độ có nhiều sự chênh lệch. Nhưng bản thân lại chưa chủ động tiếp cận, tìm hiếu, nâng cao kiến thức chuyên môn, gây khó khăn trong việc triển khai các công tác XTTM. Do sự đa dạng về nội dung trong công tác xúc tiến nên các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này chưa thể nắm bắt được tất cả kiến thức. Vì vậy, dựa trên các chính sách phát triển, chiến lược xuất khẩu của Bộ NN&PTNT, chiến lược kinh doanh trong tương lai cùa các doanh nghiệp thì:

Trung tâm càn xây dựng được kế hoạch đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu như: hoạt động xuất khẩu, nghiệp vụ đàm phán, tiếng anh thương mại, thương mại điện tử, nghiệp vụ về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... cho cán bộ đang

làm công tác xúc tiên thương mại, môi năm cân có từ 8-10 các khóa đào tạo chuyên môn như vậy để nguồn nhân lực có thể nâng cao hiểu biết, dễ dàng áp dụng những công nghệ mới vào công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng cần tuyển mới những cán bộ có năng lực, khả năng làm việc tốt, chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp, trình độ phù hợp với vị tri công việc, kinh nghiệm hoạt động nhiều năm về xúc tiến thương mại.

Thường xuyên tổ chức, cử cán bộ tham gia các lớp học, hội nghị, hội thảo chuyên ngành cho các cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại để có cơ hội tiếp xúc, học hỏi với những người có kinh nghiệm. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, ngoại ngữ là vấn đề cốt lõi, giúp giao tiếp thực hiện công việc trở nên

linh hoạt hơn, chủ động hơn trong giao tiếp.

Ngoài ra, lĩnh vực thương mại điện tử cũng là lĩnh vực mà Trung tâm cần chú trọng, khôi phục lại trang websie về thương mại điên tử, tuyển nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin để phụ trách trang TMĐT, tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ sẵn có của Trung tâm về lĩnh vực này. Thương mại điện tử đang dần trở thành xu hướng của thời đại kinh tế mới, sự tiện dụng, giá trị kinh tế mang lại cao đang trở thành con đường mới cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tạo môi trường làm việc thuận lợi, cũng cần có tính cạnh tranh lành mạnh để tạo động lực, các chính sách lương thưởng thích hợp, chế độ đãi ngộ họp lý đế khuyến khích, nâng cao hiệu suất làm việc, làm cho cán bộ muốn cống hiến, sử dụng năng lực của bản thân hết công suất để thực hiện công việc.

Đối với Ban lãnh đạo cần nâng cao năng lực quản lỷ, có tầm nhìn nhạy bén, dự đoán được tình hinh của thị trường, trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ đế làm việc với quốc tế, có những chiến lược dài hơi trong việc kinh doanh Hội chợ triển lãm. Ban lãnh đạo Trung tâm cần tiếp thu ý kiến của các cán bộ nhân viên Trung tâm, tạo điều kiện cho mọi nhân viên có thể đóng góp ý kiến một cách dễ dàng và được trân trọng nhất.

Trong mỗi đợt giao ban, nhận xét hàng tháng, hàng quý, cần bố sung thêm nội dung tuyên dương các cán bộ nhân viên đã hoàn thành tốt công việc được giao.

Qua đó, nhăm động viên, khích lệ tinh thân làm việc, cũng như động lực phân đâu cho cán bộ nhân viên trong công việc.

4.2.3. Cung cấp thông tin đầy đu, kịp thời, chính xác nhất đảm bẩo cho doanh nghiệp

Nhu cầu tìm kiếm thông tin thị trường của các doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Lượng thông tin lớn cùng với sự thay đổi liên tục khiến cho các doanh nghiệp không kịp thu thập và chọn lọc thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Thông tin cần phải cập nhật đầy đủ, kịp thời và mang tính chính xác cao, mang lại hữu ích cho doanh nghiệp. Thông tin cần phải chọn lọc, không mang tính đại trà, phục vụ được đúng yêu cầu cùa doanh nghiệp, tránh dàn trải, gây lãng phí thời gian và tiền của.

Các thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp và các tổ chức là các thông tin miễn phí, đơn vị không thu phí dịch vụ để hỗ trợ tối đa nhu cầu cập nhật thông tin. Cần tăng số lượng và cả chất lượng của các kênh cung cấp thông tin hiện nay của Trung tâm. Thông tin chung về tình hình kinh tế của tỉnh trong thời gian gần nhất; thông tin pháp luật có liên quan; hoạt động thương mại nông nghiệp, dịch vụ hiện nay; giá cả thị trường; thông tin giao thương....

Các kênh như cuốn cẩm nang, bản tin giới thiệu sản phẩm càn tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia, chú trọng tới các sản phẩm mới, có chất lượng tốt. Tiếp tục duy trì các website thông tin. Đây là kênh thông tin để cả doanh nghiệp và các cá nhân dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận nhất trong thời đại kinh tế số hiện nay. Cần bổ sung thêm các ngôn ngừ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp...để các doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin hơn. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào sàn thương mại điện tủ’, các kênh thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng và đối tác. cần mở rộng quy mô, tăng số lượng các chương trình quảng bá, giới thiệu trên kênh thông tin này nhiều hơn nữa.

4.2.4. Tăng cường tố chức tham gia hội chợ, triền lãm, khảo sát thị trường

Cơ hội giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tới thị trường còn nhiều

hạn chê. Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhò, các doanh nghiệp này không có nhiều nguồn tài chính để tổ chức các chương trình quảng bá độc lập, hoạt động nghiên cứu khảo sát thị trường trong và ngoài nước rất tốn kém. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn phải tham gia những hoạt động chung do các đơn vị XÚC tiến thương mại tổ chức.

Đối với các hoạt động nước ngoài, Trung tâm nên có các buổi đối thoại, trao đổi thông tin với các đối tác trong và ngoài nước, hợp tác, liên kết với các đơn vị tổ chức uy tín trong khu vực và trên thế giới để cùng nhau phối hợp tổ chức các chương trình Hội chợ triển lãm quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam và thế giới.

về các hội chợ trong nước, tổ chức hội chợ, triển lãm uy tín, có lượt tham quan cao đề tăng độ nhận diện cho các sản phẩm. Ngoài việc tồ chức các Hội chợ triển lãm định kỳ, Trung tâm cần đa dạng hóa hoạt động của mình hơn ở nhiều các chương trình khác nhau như tổ chức các phiên chợ thường xuyên, các khu gian hàng thường xuyên, khu trưng bày các mặt hàng nông - thủy - hải sản, đế người tiêu dùng luôn được tiếp cận với các sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn, thu hút khách đến giao dịch giúp Trung tâm trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân nhất là khi có nhu cầu mua các sản phẩm nông nghiệp. Thiết kế một khu trưng bày chuyên về giới thiệu các kỹ thuật, máy móc, vật tư nông nghiệp trong nước và thiết bị nước ngoài, các thiết bị này sẽ do các doanh nghiệp, tố chức mang đến để trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình, vừa tạo cơ hội cho các đơn vị

sản xuất, khách thăm quan có điều kiện được tiếp cận thực tế với các phương tiện máy móc nông nghiệp, vừa có thế trao đối thông tin, giao dịch hàng hóa với những nhà sản xuất quan tâm.

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội chợ triển lãm là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Trung tâm trong tương lai, trong đó phải tiêu chuẩn hóa quy trình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp, các khâu đều được thực hiện xuyên suốt và có hiệu quả. Cụ thể:

* Các công việc trước Hội chợ triển lãm:

- Xây dựng đề án về chương trình sắp tới dự định tố chức, là công việc rất

cần thiết, là bước đầu xây dựng nên một chương trình Hội chợ triển lãm, đòi hỏi Trung tâm cần chú trọng trong khâu này, trước hết thu thập thông tin về thị trường, tâm lý của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, sử dụng hiệu quả các phương tiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 94)