Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 91 - 94)

a) Bối cảnh trong nước

Những thuận lợi:

Kinh tế trong nước đang dần ổn định và tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vừng chắc hơn, điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng. Với sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn từ phía chính phủ với các giải pháp thực thi hiệu quả trong thúc đẩy tàng trưởng. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã có nhận xét “Cho dù bối cảnh toàn Cầu có nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng vừng,

song song với lạm phát ở mức vừa phải và tỷ giá tương đối ốn định”.

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do đã ký kết trước đây và gần đây nhất là Hiệp định hợp tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được thông qua sẽ tác động không nhở đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thúy sản chủ lực sang các thị trường truyền thống, song song với tìm kiếm, khai thác thị trường mới có tiềm năng. Điều này giúp cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội mờ rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như bội chi ngân sách, nợ

công, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát,... nên kinh tê Việt Nam giai đoạn này đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR năm 2018 đạt 5,97, thấp hơn so với năm 2017 là 6,11. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường ICOR xu hướng giảm xuống.

Biểu đồ 4.1: Hệ số 1COR của nền kinh tế giai đoạn 2013 - 2018

Những khó khăn, thách thức:

Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng; đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể, chưa tạo đột phá để tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ Cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng từ nền sản xuất với quy mô nhở, công nghệ thấp, chi phí cao, chất lượng thấp, ... sang xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đa sổ là doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù một sô doanh nghiệp lớn đã băt đâu chuyên sang đâu tư vào nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít, chỉ khoảng vài phần trăm, nên kinh nghiệm tham gia thương trường mậu dịch tự do trên thế giới còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ còn yếu hơn nhiều nước, những thông tin nhanh nhạy về giá cả nông sản và buôn bán trên thế giới chưa nhiều, chưa cập nhật đày đủ.

Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn,

tài nguyên đât, tài nguyên nước cho sản xuât nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, các dịch bệnh liên tiếp bùng phát như: cúm gia cầm; lở mồm long móng; đốm trắng và gần đây nhất là bệnh tả Châu phi;... đã có ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp.

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do lớn sẽ mang đến nhiều thách thức cho thị trường nội địa do các đối thủ lớn trên thể giới chèn ép về thị trường hàng nông sản. Dù cho năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là rất lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp, trong khi thị trường nông sản nội địa đang hứa hẹn có sự cạnh tranh quyết liệt. Do đó, các sản phấm nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện.

b) Bổi cảnh quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực những năm qua và đặc biệt thời gian gần đây có nhiều diễn biến rất phức tạp, kinh tế thế giới được dự báo sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc; rào cản lớn đến từ vấn đề Anh rời Liên minh Châu Âu; ... sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đã tạo ra nhiều hệ lụy đối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Đại hội XII của Đảng nhận định: “Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường” . Dầu vậy, Việt Nam vẫn đang có cả cơ hội lẫn thách thức để tiếp tục hội nhập, phát triển đất nước.

Những thuận lọi: Việt Nam có điều kiện phát triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi do nền kinh tế Mỹ đang trong chu kỳ tăng trường dài nhất trong lịch sử, và nhiều quốc gia khu vực Châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhiều quốc gia thoát khỏi suy thoái như Nga, Argentina, Brazil...góp phần thúc đẩy tàng trưởng kinh tế toàn cầu. Do đó, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường tiếp tục tăng, đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong đó có mặt hàng nông lâm thủy sản.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra nguy cơ biến đổi khả năng sản xuất lương thực của nhiều khu vực trên thế giới, dự đoán rằng thương mại quốc tế các sản

phâm nông nghiệp sẽ ngày càng quan trọng đôi với việc nuôi sông hành tinh và đôi phó với tình trạng thiếu đói liên quan đến khí hậu.

Những khó khăn, thách thức: Với việc tiếp tục hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, nhiều hiệp định thương mại được thực thi, thị trường tạo ra thách thức, đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khấu của Việt Nam. Các thị trường thế giới tiếp tục với những diễn biến khó lường thông qua ngày càng gia tăng chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ bằng hình thức hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các biện pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu, áp dụng hàng rào kỹ thuật như kiếm dịch, an toàn thực phấm, phòng vệ thương mại...; tạo ra cạnh tranh gay gắt về giá và chất lượng giừa các thị trường đối thù; diễn biến xu hướng tiêu dùng của khu vực và toàn cầu có nhiều biến động. Đây cũng là các yếu tố có thể tác động đến hoạt động đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 91 - 94)