Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 50)

Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn tác giả thu tập từ dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu đáng tin cậy, phục vụ cho việc phân tích thực trạng quản lý hoạt động Xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguồn dữ liệu thu thập từ: sách báo, website, các giáo trình, đề tài... liên quan đến Xúc tiến thương mại. Chiến lược phát triển Trung tâm đến năm 2025 và định hướng 2030; các báo cáo, tài liệu, kế hoạch thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu khác: tác giả tham khảm các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, đề án, luận án, luận văn của một số tác giả về quản lý, về hoạt động xúc tiến thương mại, về Hội chợ triển lãm để đưa ra những nhận định chung nhất về quản lý xúc tiến thương mại nói chung, làm nền tảng xây dựng cơ sở lý thuyết ờ chương 1 đồng thời qua đó đánh giá, đối chiếu với thực tế quản lý xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến thương mại để có nhận định đánh giá sát nhất tại chương 3 của

luận văn.

2.2. Phươ ng pháp xử lý phân tích dữ liệu

2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Số liệu thu thập được sẽ được phản ánh một cách rõ nét, khoa học và hợp

lý. Chọn lọc thông tin từ các nguồn sách báo giấy, báo mạng, các bài viết trên internet, văn kiện, báo cáo, các nghiên cứu... trích dẫn rõ ràng các thông tin có liên quan đến luận văn.

- Thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu được loại bỏ các số liệu không đáng tin cậy, từ những thông tin định tính mã hóa thành những con số cụ thể, đáng tin cậy, thuận tiện cho nhập liệu và xử lý.

- Công cụ xử lý số liệu: xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo

các chỉ tiêu nghiên cứu thông qua Excel thành con sô dê hiêu, đơn giản phù hợp với đề tài.

2.2.2. Phương pháp phãn tích dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng họp

Phương pháp phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bố sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tống hợp vai trò quan trọng thuộc về khả nàng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích tổng hợp giúp ta tìm ra những lỗ hống của các nghiên cứu trước, những lình vực nào cần phải nghiên cứu hoặc chứng minh thêm.

Thông thường phân tích tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một quá trinh nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành hoạt động XTTM. Tổng hợp có được nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất.

Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong luận vãn để xem xét xem có các nghiên cứu nào trong lĩnh vực quản hoạt động XTTM đã được nghiên cứu, các nghiên đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả của của các nghiên cứu là gì ? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện những ’’khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung cùa đề tài.

Trên cơ sở môi quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế - xã hội, luận văn phân tích làm rõ những tác động cùa quản lý đến hoạt động XTTM thông qua việc thực hiện các nội dung Quản lý hoạt động XTTM; phân tích và đánh giá việc thực hiện chức năng Quản lý hoạt động XTTM qua các tiêu chí xây dựng.

Phương pháp phân tích tống hợp được thực hiện qua các bước sau:

Hình 2.1. Các bước thực hiện phương pháp phân tích tông hợp

2.2.2.2. Ph ương pháp thống kê mô tả

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu cụ thể về số lượng, chất lượng chương trinh xúc tiến thương mại nhằm diễn đạt chi tiết thực trạng quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm theo tùng nội dung. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong chương 3 của luận văn. Từ những kết quả thống kê mô tả đó, tác giả có những nhận định, đánh giá công tác quản lỷ hoạt động xúc tiến thương mại theo cơ sở lý thuyết về quản lý xúc tiến thương mại được đề ra tại chương 1, chương 3 cùa luận văn.

Phương pháp này nhằm mô tả số liệu cho thấy được tình hình các công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại hiện nay và các yểu tố ảnh hưởng đến nó

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là sự xem xét, đối chiếu cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau, hơn kém nhau. So sánh thống kê giúp tìm ra các điểm giống, khác nhau

của các tô nghiên cứu. Trong nghiên cứu, phương pháp so sánh được dùng đê tìm ra những sự khác biệt của các nhóm, các tố nghiên cứu. Phương pháp này dùng đế so sánh và phát hiện ra sự khác biệt về mức độ tham gia, trình độ hiếu biết, ứng dụng công nghệ,.... Kết quả nghiên cứu được tính toán, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu, sau đó tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định đế rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận. So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng của hoạt động quản lý đối với hoạt động quản lý xúc tiến thương mại của Trung tâm, trong đó chủ yếu so sánh số liệu giữa giai đoạn để có cơ sở đánh giá kết quả của hoạt động quản lý xúc tiến thương mại, từ kết quả đó giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện về công tác quản lý hoạt động xúc tiến thương mại cùa Trung tâm; từ đó đề ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao

chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới.

CHUÔNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG xúc TIẾN THƯONG MẠI

TẠI TRUNG TÂM xúc TIÉN THƯONG MẠI NÔNG NGHIỆP, BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIÉN NÔNG THÔN

3.1. Khái quát về Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp

3.1.1. Lịch sử hình thành Trung tăm Xúc tiến thương mại nông nghiệp

Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (TT XTTM NN) được thành lập năm 1995 là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) với chức năng nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; thông tin truyền thông, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và dự báo thị trường về xúc tiến thương mại nông nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm XTTM nông nghiệp

Trung tâm XTTM nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp có thu được đổi tên tại Quyết định sổ 3253 QĐ/BNN-TCCB ngày 23 tháng 10 năm 2008 và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), tiền thân là Trung tâm Tiếp thị triến làm nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được thành lập theo Quyết định số 2286 QĐ/BNN-TCCB ngày 15 tháng 07 năm 2003 do Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ký). Trung tâm có chức năng nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện các hoạt động XTTM cùa ngành NN&PTNT, thực hiện hoạt động XTTM; thông tin truyền thông, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và dự báo thị trường về XTTM nông nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ đồng thời là đơn vị quản lý và khai thác khu Hội chợ triền lãm Giao dịch kinh tế và thương mại tại số 489 Hoàng Quốc Việt,

Cầu Giấy, Hà Nội.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức sự nghiệp công lập quy định của pháp luật.

Trong nhừng năm gân đây, hoạt động XTTM nông nghiệp đã được Nhà nước và Bộ Nông nghiệp chú trọng phát triển, nỗ lực giúp đỡ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm sạch đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách làm thiếu chuyên nghiệp, chiến lược chưa rồ ràng đã khiến hiệu quả XTTM chưa được như mong đợi.

Ý thức được vai trò của hoạch định chiến lược trong XTTM, nhiều hoạt động mang tính chiến lược đã được triển khai đồng bộ, dài hạn, hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, địa bàn và quy mô khác nhau để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sư đô 3.1: Các giai đoạn hình thành phát triên của Trung tãm

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp

- Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt chiến lược, kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Trung tâm và tố chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Làm đầu mối tổ chức thực hiện chương trinh, kế hoạch Xúc tiến thương mại của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thông tin, truyền thông và tổ chức sự kiện.

Tồ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị chuyên đề về xúc tiến thương mại nông nghiệp và các chuyên đề khác thuộc phạm vi quản lý của Ngành ;

Truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, sự kiện nông nghiệp và phát triền nông thôn trong và ngoài nước;

Trưng bày, giới thiệu các thành tựu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp và thủ công mỹ nghệ.

- Tư vấn dịch vụ và chuyển giao công nghệ

Xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ về xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật;

Hỗ trợ, tham gia đào tạo về kỹ thuật, quản lý và nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân theo quy định của pháp luật;

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường: mở các văn phòng đại diện thương mại trong và ngoài nước, phòng trưng bày giới thiệu sản phấm, giới thiệu đối tác hợp tác theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với các địa phương trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu đặc sản vùng miền theo quy định của pháp luật.

- Công nghệ thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách xúc tiến thương mại:

Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phân tích, dự báo và cung cấp thông tin sản xuất và thị trường nông, lâm, thuỷ sản, muối và thủ công mỹ nghệ phục vụ quản lý, chỉ đạo phát triển xúc tiến thương mại của Ngành theo quy định

của pháp luật;

Xây dựng, quản lý và phát triển cổng thông tin thương mại điện tử phục vụ xúc tiến thương mại của Ngành;

Biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phấm thông tin, xây dựng các chương trỉnh truyền thông đa phương tiện trong lĩnh vực xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật;

Tham gia đề xuất với Bộ các chính sách hồ trợ, khuyến khích xuất khẩu, phát triến thương mại đối với hàng nông, lâm, thủy sản, muối và thủ công mỹ nghệ.

- Dịch vụ thương mại và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, gồm: Quản lý và vận hành chợ Thương mại điện tử nông lâm thủy sản Việt Nam;

Thiết kế, thi công, trang trí, dàn dựng gian hàng phục vụ hội chợ triền lãm, hội thảo, hội nghị, sự kiện;

Đại lý, mua bán, ký gửi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; tồ chức hoạt động trông giữ hàng hóa, phương tiện;

Tố chức dịch vụ vui chơi giải trí;

Kinh doanh nhà hàng, văn phòng, lữ hành phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

Liên doanh, liên kết với các tồ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ và kinh doanh đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Quản lý cơ sở vật chất: Quản lý hồ sơ, tài sản, tài chính, phương tiện và các nguồn lực khác của Trung tâm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả Khu hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại: Khu A (số 489 Hoàng Quốc Việt, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội; khu B số 26 Phạm Văn Đồng, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội) và toàn bộ tài sản hiện có của Trung tâm đề thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, kiếm tra, thanh tra theo quy định.

- Xây dựng trinh Bộ đề án vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề nghiệp và người lao động theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ và phân công của Bộ trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn giao.

3.1.3. Cơ câu tô chức của Trung tâm Xúc tiên thương mại nông nghiệp

a) về Bộ mảy Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp — Bộ NN&PTNT bao gồm Ban Giám đốc và 6 phòng chức năng như sau:

- Ban Giám đốc: Giám đốc và 2 phó Giám đốc - Phòng Tổ chức, Hành chính: 08 người

- Phòng Kế hoạch và Tài chính: 05 người. - Phòng Kinh doanh và Dịch vụ: 12 người - Phòng Truyền thông và Sự kiện: 05 người

- Phòng Công nghệ thông tin và Nghiên cứu thị trường: 05 người - Phòng Hội chợ Triển lãm: 11 người

' - GIAM ĐOC

1L_______

PHO GIÁM Đơc PHO OIÁM ĐOC r' ’’Mỉm N(,H cHINH ' 1 I F 1_________________ ♦ Ai * __ ĩ T 1““1 ♦

PIIÔNO wjjfi, MN. niũNíi PHỜNCi

roi H!. 1 KI Hơỵni tìỶHUQÌMi ĩkƯYf.N THÓNCì (XTTANt HỌI CHỢ HANfi CUỈNll IM 1A DKII vụ Ấ SI KH'N Till TRƠƠSG TRIPS 1 Vm

Sơ đô 3.2. Cơ cãu tô chức Trung tâm xúc tiên thương mại Nông nghiệp, 2020

Với mô hình quản lý như trên, 6 phòng ban của Trung tâm hoạt động theo sự điều tiết của Ban Giám đốc Trung tâm (Giám đốc, phó Giám đốc Nội chính và phó Giám đốc Xúc tiến thương mại). Đặc biệt, để thực hiện 1 chương trình Xúc tiến thương mại thành công, mỗi phòng ban thực hiện chức nàng nhiệm vụ theo chuyên môn hóa cao:

Phòng Ke hoạch - Tài chính: Làm nhiệm vụ kiềm soát công tác thu chi, cân đối tài chính cho Trung tâm vận hành. Mặt khác, làm công tác tham vấn xây dụng kế hoạch cho BGĐ trong quá trình chỉ đạo nhiệm vụ các phòng ban khác.

Phòng Tố chức - hành chính: Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 50)